Thành phố Yên Bái: Thể thao quần chúng phát triển rộng khắp

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/4/2016 | 10:29:08 AM

YBĐT - Hiện nay, thành phố Yên Bái có 4 hội thể thao gồm: hội cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền; 1 câu lạc bộ (CLB) Tennis và 67 CLB thể thao các loại.

Phong trào TDTT trên địa bàn thành phố Yên Bái  phát triển rộng khắp, đặc biệt là môn bóng đá.
Phong trào TDTT trên địa bàn thành phố Yên Bái phát triển rộng khắp, đặc biệt là môn bóng đá.

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, thành phố Yên Bái có 17 đơn vị hành chính, gồm 9 phường, 8 xã. Những năm qua, song song với phát triển kinh tế, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trên địa bàn thành phố cũng có sự phát triển mạnh mẽ.

Thực tế cho thấy, phong trào TDTT trên địa bàn thành phố đã phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn thu hút nhiều đối tượng từ người cao tuổi đến thanh, thiếu niên và cán bộ, công chức tham gia với tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 45%.

Hiện nay, thành phố có 4 hội thể thao gồm: hội cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền; 1 câu lạc bộ (CLB) Tennis và 67 CLB thể thao các loại. Căn cứ vào chỉ tiêu và phong trào thể thao của địa phương, hàng năm thành phố tổ chức từ 9 đến 10 giải thể thao cấp thành phố; tổ chức đoàn vận động viên (VĐV) luyện tập và tham gia thi đấu từ 10 đến 15 giải cấp tỉnh thu hút nhiều đoàn và VĐV tham gia. Cùng phong trào, thiết chế phục vụ luyện tập, thi đấu thể thao cũng từng bước được nâng lên.

Đến nay, hầu hết các xã, phường trên địa bàn thành phố đã có sân tập thể thao đáp ứng phần nào nhu cầu tập luyện của nhân dân. Hoạt động xã hội hóa TDTT được đẩy mạnh thể hiện qua việc xuất hiện nhiều mô hình mới về hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT của các cơ quan, đơn vị, xã, phường.

Đặc biệt, cùng sự đầu tư của Nhà nước, việc tổ chức giải thể thao truyền thống hàng năm đã huy động được trên 50% kinh phí tổ chức giải; nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đóng góp công sức, vật chất cho các hoạt động thể thao quần chúng và xây dựng các công trình TDTT ở cơ sở. Từ những thành tích đạt được, thành phố là một trong những địa phương được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015.

Để có được kết quả đó, nguyên nhân chính do UBND thành phố đã ban hành các văn bản thực hiện Quyết định số 1879/QĐ - BVHTTDL ngày 23/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020 và Chỉ thị số 03/CT - UBND ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh Yên Bái về việc đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2015.

Đồng thời, chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu ban hành các văn bản thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực TDTT; chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm TDTT, ban văn hóa các xã, phường tổ chức các hoạt động TDTT chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh qua nhiều kênh thông tin như: cổ động trực quan, pa-no, khẩu hiệu và trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên sóng phát thanh của địa phương. Từ nội dung tuyên truyền về Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 10/11/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; Chương trình hành động số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết 08; lợi ích, tác dụng của TDTT trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện… đã tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của TDTT trong đời sống xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT, nâng cao sức khỏe người dân góp phần phục vụ phát triển kinh tế, thành phố đang chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 10/11/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030… đặc biệt là Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Bên cạnh đó là việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về TDTT, quản lý có hiệu quả đối với các dịch vụ TDTT thẩm mỹ, thể dục thể hình và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về kinh doanh hoạt động TDTT, đưa hoạt động này vào nề nếp, đúng pháp luật.

Cùng hướng dẫn các hội, CLB thường xuyên kiện toàn đảm bảo nhân sự trong quá trình hoạt động; nâng cao chất lượng tổ chức các giải thể thao cấp thành phố và lựa chọn VĐV tham gia thi đấu các giải của tỉnh; khuyến khích các hội, CLB tổ chức thi đấu, giao lưu, cọ xát, thành phố sẽ quan tâm xây dựng quy hoạch đất cho TDTT tại các đơn vị xã, phường trên địa bàn gắn với đầu tư cơ sở vật chất phục vụ luyện tập… từ đó đưa phòng trào TDTT tiếp tục phát triển rộng khắp.

Nguyễn Đình

Các tin khác
U23 Nhật Bản ép sân toàn diện (Ảnh: AFC).

Sau 120 phút căng thẳng và được chơi hơn người trên sân Jassim Bin Hamad, U23 Nhật Bản đánh bại chủ nhà U23 Qatar 4-2 ở tứ kết tối 25/4 và ghi tên mình vào bán kết giải U23 châu Á 2024.

Shin Tae Yong và PSSI đã chính thức đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng

Huấn luyện viên Shin Tae-yong gia hạn hợp đồng ngay trước trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Hàn Quốc ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024.

Trọng tài Ko Hyung Jin thổi trận U23 Việt Nam vs U23 Iraq.

AFC công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq tại tứ kết VCK U23 châu Á 2024.

U23 Việt Nam và U23 Indonesia là 2 đại diện còn lại của Đông Nam Á tại VCK U23 châu Á 2024.

Kết thúc vòng bảng, 2/4 đại diện Đông Nam Á giành quyền vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024. Nhiều dấu hiệu tích cực được tạo ra, song cũng có không ít thất vọng với các đội bóng đến từ khu vực đông dân, chiếm 14,2% dân số châu Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục