Mỹ thuật Yên Bái: Đôi điều cảm nhận

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/4/2014 | 3:07:25 PM

YBĐT - Mỹ thuật Yên Bái không còn non trẻ. Hiện nay, Chi hội Mỹ thuật Yên Bái có 5 họa sỹ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và 12 tác giả là hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Yên Bái. Với một lực lượng khá đông đảo như vậy, mỹ thuật Yên Bái vài năm trở lại đây hoạt động có phần sôi nổi, đặc biệt là lớp họa sỹ trẻ.

Một góc phòng triển lãm tranh đề tài các dân tộc vùng cao do Quỹ Đan Mạch tài trợ.
Một góc phòng triển lãm tranh đề tài các dân tộc vùng cao do Quỹ Đan Mạch tài trợ.

Nhiều năm qua, các họa sỹ Yên Bái thường xuyên có các tác phẩm tranh - tượng tham gia triển lãm khu vực và toàn quốc và đạt nhiều giải thưởng. Nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng trong các kỳ thi sáng tác ở địa phương, giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và Giải thưởng Văn học nghệ thuật Yên Bái hàng năm.

Năm 2010, được sự quan tâm của Quỹ Đan Mạch hỗ trợ văn hóa vùng và dân tộc ít người, Chi hội Mỹ thuật đã tổ chức được triển lãm tranh về đề tài “Dân tộc vùng cao Yên Bái” với hơn 40 tác phẩm đủ các thể loại và chất liệu, đã thúc đẩy niềm hăng say sáng tạo của các họa sỹ.

Với mong muốn được tiếp cận và giao lưu, học hỏi để nâng cao nhận thức cũng như tay nghề, năm 2013, được sự quan tâm của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Chi hội đã phối hợp với Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đợt đi thực tế sáng tác tại một số huyện vùng cao trong tỉnh và tổ chức triển lãm tại tỉnh nhà với 45 tác phẩm cả Hà Nội và Yên Bái, đủ các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, mực nho, giấy dó … tạo nên một phòng tranh khá khang trang, sinh động, phục vụ công chúng yêu nghệ thuật tới thưởng thức.

Cũng chính từ triển lãm này, một số họa sỹ trẻ Yên Bái như Hoàng Trung Hiếu, Trần Trung Hiếu, Nguyễn Ngọc Duẩn, Vương Toàn Anh, Nguyễn Anh Vinh, Vũ Thị Bích Hạnh, Trần Nghị… đã học hỏi và tiếp cận được rất nhiều với các họa sỹ đàn anh của Hà Nội, gặt hái thành công tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực năm 2013 tại Vĩnh Phúc.

Trần Trung Hiếu, Vũ Thị Bích Hạnh, Hoàng Trung Hiếu đều có tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao, được nhận giấy khen của Hội Mỹ thuật Việt Nam và đề cử tham dự giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Bên cạnh lớp họa sỹ đã có nhiều thành công như Quánh Hùng, Quang Bộ, tiếp đó  là Đình Thi, Quang Minh, Đào Thị Sinh, Đặng Quyết Thắng… trong những năm gần đây, các tác giả trẻ cũng đã ghi được dấu ấn cá nhân qua “đứa con tinh thần”. Tác giả Trần Trung Hiếu đã thành công bước đầu với các tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu như tác phẩm: “Hoa nắng”, “Ngày bình yên”, “Hương sắc đại ngàn”…

Tác giả Hoàng Trung Hiếu với các tác phẩm khắc gỗ khổ lớn, đen trắng, là một loại chất liệu rất khó tìm nguyên vật liệu song với sự quyết tâm và yêu nghề, anh đã thành công với một số tác phẩm như: “Chiều Khau Phạ”, “Ngày mới”, “Lối về”… Tác giả Vũ  Thị Bích Hạnh với chuyện tranh khổ nhỏ in kẽm, nay chị lại chuyển sang chất liệu mới như sơn dầu, ACRYLIC…

Một số tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem như: “Vuông tròn”, “Chiều vùng cao”, “Đợi”… Ngoài ra, các tác giả trẻ khác như: Vương Toàn Anh, Nguyễn Ngọc Duẩn, Nguyễn Anh Vinh, Trần Nghị, Đặng Trung Hiếu, Lê Việt Thành … luôn say nghề và tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tác. Chúng ta hy vọng các tác giả trẻ Yên Bái sẽ là những người nối tiếp các bậc đàn anh đi trước.

Cũng trong năm 2013, Chi hội Mỹ thuật Yên Bái có 45 tác phẩm tranh cổ động về đề tài thuế, trong đó có 11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi; 1 họa sỹ nhận giải khuyến khích tranh cổ động về đề tài văn hoá giao thông do Cục Mỹ thuật-  Nhiếp ảnh phát động; 20 tác phẩm tranh của các họa sỹ Yên Bái trưng bày Triển lãm Mỹ thuật khu vực III tại Vĩnh Phúc; 12 tác phẩm tranh cổ động  tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động- tuyên truyền về hình tượng “Anh bộ đội Cụ Hồ” do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động. Đó là những niềm vui đối với người làm mỹ thuật Yên Bái.

Năm 2014, Chi hội Mỹ thuật Yên Bái có kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái tổ chức cuộc thi sáng tác và triển lãm tranh cổ động, tranh hội họa về hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong đời sống và trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời tổ chức tham gia Triển lãm tranh Hà Nội- Yên Bái lần II tại Thủ đô. Tuy khó khăn, vất vả song cũng là niềm tự hào với các họa sỹ Yên Bái.

Niềm ao ước của những người làm mỹ thuật Yên Bái là có một nhà triển lãm khang trang để trưng bày các tác phẩm mỹ thuật- nhiếp ảnh và đăng cai được một trại điêu khắc trong nước tại tỉnh nhà. Bởi với nguồn đá trắng sẵn có tại địa phương sẽ có rất nhiều tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ra đời và để lại cho công chúng yêu mến bộ môn nghệ thuật này được chiêm ngưỡng, đồng thời làm cho Yên Bái ngày càng đẹp hơn. Cũng mong tỉnh quan tâm tạo điều kiện Yên Bái đăng cai Triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc lần thứ II tại Yên Bái vào năm 2016 để mỹ thuật đến được với công chúng Yên Bái nhiều hơn nữa.

Nguyễn Đình Thi

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục