Festival Huế 2014: Linh thiêng lễ tế đàn Nam Giao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 2:00:55 PM

Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, lễ Tế Giao đã long trọng diễn ra tại đàn Nam Giao, thành phố Huế.

Lễ tế được tổ chức long trọng tại đàn Nam Giao.
Lễ tế được tổ chức long trọng tại đàn Nam Giao.

Lễ Tế Giao ở Huế là một trong những nghi lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của con người. Lễ tế này hình thành từ đời nhà Nguyễn và đến nay qua nhiều lần phục dựng, nét văn hóa truyền thống độc đáo này đang dần được hồi sinh.

Khác với những lần tổ chức trước đây, năm nay lễ Tế Giao không phụ thuộc vào thời gian của Festival Huế và không mang nặng tính lễ hội mà hướng nhiều đến văn hóa tâm linh.

Đúng như nghi lễ truyền thống, đoàn chánh tế là những người đại diện cho nhân dân, thay mặt dân chúng để cầu mong cho đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

Dù không tổ chức với quy mô rầm rộ như những lần trước đây nhưng lễ Tế Giao năm nay ở Huế vẫn giữ được nét trang nghiêm, đúng phong tục, bài bản. Đặc biệt, tính nhân văn trong nghi lễ còn được nâng cao khi hướng đến việc tri ân các tiền nhân, anh hùng, liệt sĩ có công với đất nước.

Bên cạnh những ý nghĩa lịch sử, văn hóa cùng giá trị nhân văn sâu sắc, việc đưa lễ Tế Giao ở Huế đi vào bài bản, chuẩn xác đã mang lại nét độc đáo trong các kỳ Festival Huế và trong đời sống tâm linh của người dân Cố đô Huế.
 
(Theo VTV)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục