Triển lãm tượng gốm cổ Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2014 | 7:44:30 AM

Triển lãm “Tượng gốm cổ Việt Nam” sẽ trưng bày 70 hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 4000 năm. Khai mạc sáng 22/4 tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Triển lãm sẽ kéo dài khoảng 3 tháng.

Triển lãm giúp khách tham quan có thêm hiểu biết về nghệ thuật điêu khắc tượng gốm cổ Việt Nam qua các thời kỳ, qua đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm Việt Nam từ 4000 năm nay.

Triển lãm “Tượng gốm cổ Việt Nam” trưng bày theo 3 chủ đề: Tượng gốm hiện thực; tôn giáo, tín ngưỡng; trang trí kiến trúc.

Trong đó có các loại ấm, chén, lọ, bình vôi, điếu hút thuốc, đèn thắp sáng hình người, đĩa đèn có ống cắm bấc hình voi, rùa, chậu cảnh hình voi, lọ hoa ốp tường hình tôm, cá; tượng Quan Âm cam lồ, Quan Âm tự tại, Quan Âm thủ quyển, Quan Âm tống tử; tượng thần linh có các loại tượng Tam Đa (Phúc-Lộc-Thọ). Đây là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất đại diện cho từng giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử gốm sứ Việt Nam nói riêng.

Mỗi bức tượng thường mang một ý nghĩa biểu trưng riêng, gắn với các niềm tin tâm linh về sức khỏe, bình an, phúc đức, tài lộc cho chủ nhân sở hữu.

Thông qua các bảo vật trưng bày tại triển lãm, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mong muốn  đưa một thông điệp đến người xem, đó là: Gốm cổ không chỉ thể hiện sự tiến hóa phát triển trong đời sống sinh hoạt qua việc chế tạo công cụ phục vụ đời sống mà còn thể hiện nghệ thuật chế tác điêu luyện tinh xảo của các nghệ nhân Việt cổ.

Trong khuôn khổ triển lãm, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng cho ra mắt mẫu biểu trưng mới của mình và hệ thống thuyết minh tự động để giới thiệu các hiện vật trưng bày tại đây. Thiết bị thuyết minh tự động này gồm 50 bài giới thiệu thời điểm lịch sử, sự kiện văn hóa, các hiện vật tiêu biểu, bộ sưu tập tại Bảo tàng, sẽ phục vụ được nhiều đối tượng khách nhau với nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng lúc.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục