Một triển lãm đặc biệt về Việt Nam những năm 1940-1980 ở Mỹ

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2014 | 8:02:51 AM

Những bức ảnh dưới đây chụp chân dung, phong cảnh, kỷ vật... ở Việt Nam những năm 1940-1980. Một nhiếp ảnh gia gốc Việt đã sưu tập các bức ảnh này trong nhiều năm tại các cửa hàng đồ cổ và tự hỏi, tại sao lại có nhiều bức ảnh bị lãng quên đến vậy?

Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh (ngoài cùng bên trái) cùng tác phẩm The Farmers and the Helicopters trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thụât hiện đại tại New York năm 2011.
Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh (ngoài cùng bên trái) cùng tác phẩm The Farmers and the Helicopters trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thụât hiện đại tại New York năm 2011.

Từ lâu cái tên Lê Quang Đỉnh đã không còn xa lạ với công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam. Mới đây nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt này đã cho trưng bày triển lãm ảnh về Việt Nam giai đoạn trước năm 1940-1980 ngay tại Rice Gallery, Texas, Mỹ.
 
Lê Quang Đỉnh sinh năm 1968 tại Việt Nam. Năm 1979 ông theo gia đình sang định cư ở phía Nam bang California, Mỹ. Lớn lên ở Los Angeles, ông theo học ngành Mỹ Thuật ở UC Santa Barbara và có bằng cao học về Nhiếp ảnh tại Trường Mỹ thuật ở New York. Năm 1996, ông chuyển về sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Tới năm 2007, Lê Quang Đỉnh đã sáng lập Sàn Art, khu trưng bày nghệ thuật độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 8 năm 2011, ông được lãnh sự Hà Lan trao tặng giải thưởng quỹ Hoàng tử Claus, giải thưởng danh giá dành cho những cống hiến của ông với nghệ thuật đương đại. Rất nhiều tác phẩm khác của ông cũng được trưng bày ở triển lãm Carnegie International 2013 (Bảo tàng Nghệ thuật Carnegie, Mỹ) và Documenta (Kassel, Đức).

Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh giới thiệu với công chúng về các bức ảnh trưng bày trong buổi triển lãm.

Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh giới thiệu với công chúng về các bức ảnh trưng bày trong buổi triển lãm.
Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh giới thiệu với công chúng về các bức ảnh trưng bày trong buổi triển lãm về Việt Nam 1940-1980

Nhiếp ảnh gia Lê Quang Đỉnh mở triển lãm mang tên “Crossing the Farther Shore” để trưng bày các bức ảnh chụp tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1940-1980. Các bức ảnh tại triển lãm bao gồm ảnh chân dung, phong cảnh, chụp các ngày lễ hội tại Việt Nam. Nghệ sĩ đã sưu tập những bức ảnh này trong nhiều năm, tìm chúng trong các cửa hàng đồ cổ và tự hỏi, tại sao lại có nhiều bức ảnh bị lãng quên như vậy?
 
Lê Quang Đỉnh coi những bức ảnh này là một phần quan trọng của lịch sử, ghi lại cuộc sống thường ngày của những người dân miền Nam- cách họ ăn mặc, vẻ ngoài cũng như cảm nhận của họ. Các bức ảnh được gắn kết với nhau, tạo ra một cấu trúc mỏng manh, đặc biệt. Lê Quang Đỉnh cho biết: "Hầu hết các bức ảnh này được người ta chụp để lưu lại những khoảnh khắc đặc biệt hay hạnh phúc của mình. Nó đặc biệt tương phản với những bức ảnh thế giới từng được thấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam".

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980
Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980 và được gắn kết với nhau tạo một cấu trúc đặc biệt.


Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980
“Một số bức ảnh có sẵn chữ ở phía sau. Hầu hết là thời gian, địa điểm chụp ảnh và tên của người xuất hiện trong đó. Ngoài ra, còn có những bức ảnh không có dòng chữ nào và chúng tôi không biết nó từ đâu tới. Do đó, tôi thêm các dòng tâm sự của người Việt xa xứ, cũng như các trích đoạn Truyện Kiều vào đó. Tôi cảm thấy rằng nhiều người Việt ở nước ngòai, nhất là những người lớn tuổi, có thể nhận ra được chính câu chuyện của mình trong đó”.

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980

Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện rất riêng được kết nối lại

Phía sau những bức ảnh còn có các dòng chữ viết tay từ nhiều nguồn khác nhau. "Tôi bắt đầu sưu tập chúng với mong muốn ban đầu là tìm thấy những bức ảnh của gia đình mình. Khi chúng tôi rời khỏi Việt Nam năm 1978, chúng tôi đã phải bỏ lại mọi thứ. Do đó, khi quay về sống ở Việt Nam, tôi tìm đến một cửa hàng đồ cũ chuyên bán ảnh đen trắng. Tôi sư tập các bức ảnh này vì chúng gợi nhớ tới gia đình và tuổi thơ của tôi. Chúng trở thành một gia đình thứ hai của tôi”- Lê Quang Đỉnh chia sẻ.

Được biết buổi triển lãm này nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh dành để tưởng nhớ tới mẹ và những người bạn của mẹ. Theo Lê Quang Đỉnh, những người như mẹ anh, dù sống ở đâu, tâm hồn họ vẫn luôn hướng về Việt Nam.

Triễn lãm của Lê Quang Đỉnh mở cửa từ ngày 10/4 và kết thúc vào ngày 28/8/2014 tại Texas, Mỹ.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục