Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ngàn lời ca kính dâng Bác

  • Cập nhật: Chủ nhật, 31/8/2014 | 8:26:46 AM

Tối 30-8, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới” kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT-DL, VTV phối hợp tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội.

Tiết mục múa do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam biểu diễn.
Tiết mục múa do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam biểu diễn.

Đến dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo văn nghệ sĩ, đồng bào thủ đô.

Phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định ý nghĩa to lớn của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 cổ vũ toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng đất nước, thu non sông về một mối đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới xây dựng Tổ quốc hôm nay.
 
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi vào cõi người hiền để lại cho dân tộc ta, Đảng ta, một sự nghiệp vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và đạo đức của Người, đặc biệt là bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện bất hủ thể hiện tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của một vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 45 năm qua, Di chúc của người đã soi đường, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời thấu hiểu sự gian khổ, vất vả hy sinh của nhân dân trong cách mạng và trong kháng chiến. Người căn dặn Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình đúc kết ở tầm cao lý luận, tổng kết thực tiễn về xây dựng Đảng, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với những chỉ dẫn vô cùng quý giá.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào sức mạnh đoàn kết, sự gắn kết mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời khẳng định thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng cần có sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân thế giới. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tình thương yêu bao la, sự quan tâm sâu sắc của một vị lãnh tụ đối với hết thảy mọi tầng lớp nhân dân… Người căn dặn Đảng ta phải luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội để mỗi người dân có điều kiện phát huy, cống hiến năng lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, Người nhấn mạnh nhiệm vụ việc rất quan trọng và cần thiết là đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau.

“Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kiệt tác của một vị lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương trân trọng con người, chiến đấu, hy sinh vì hạnh phúc của con người. Những điều căn dặn và mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc giản dị và vô cùng sâu sắc. Những tư tưởng lớn, phẩm chất đạo đức sáng ngời và chủ nghĩa nhân văn trong Di chúc của Người mãi mãi soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, phấn đấu thực hiện mục tiêu cao cả dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định.

Thực hiện lời thề linh thiêng trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng, dốc sức thực hiện Di chúc của Người, lập nên những thắng lợi vẻ vang trong từng giai đoạn cách mạng. Đồng thời chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, Đảng ta, nhân dân ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành những ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc…

Trong chương trình nghệ thuật đặc biệt ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh này, thông qua những bài ca, điệu nhạc khán giả đã cùng sống lại với muôn vàn ký ức, câu chuyện về Người, với những tình cảm trân trọng, yêu kính của nhân dân Việt Nam và thế giới dành cho Người. Chương trình góp phần khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạo đức của Người, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục