Trẩy hội Lam Kinh, tưởng nhớ và tôn vinh Anh hùng dân tộc Lê Lợi

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/9/2014 | 8:12:13 AM

Anh hùng dân tộc Lê Lợi - Vua Lê Thái Tổ mất ngày 22-8 năm Quý Sửu (1433), lúc 49 tuổi. Là một nhà yêu nước nồng nàn, với tư tưởng chiến lược và sách lược thiên tài, Lê Lợi đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử mà nhân dân giao phó, đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, đưa giang sơn quy về một mối. Tưởng nhớ và tôn vinh ông, ngày 22-8 âm lịch hằng năm, nhân dân Thanh Hóa và cả nước lại tưng bừng trẩy hội Lam Kinh.

Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn.

Sáu thế kỷ đã qua, nhìn lại trang sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm tháng gian khó "nằm gai, nếm mật", của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hồi đầu thế kỷ 15, hậu thế ngày càng thấm thía những bài học vô giá mà Anh hùng dân tộc Lê Lợi đã để lại cho lịch sử dân tộc. Những bài học đó cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị với ý nghĩa thời đại sâu sắc. Ðó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, "Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo" và kết hợp được sức mạnh của lòng dân với tư tưởng độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Với cách nhìn xa trông rộng, đứng trước kẻ thù hùng mạnh, tàn bạo, độc ác, xảo quyệt nhưng có sách lược, chiến lược đúng đắn, chọn đúng thời cơ, căng địch ra mà đánh, cụm địch lại mà tiêu diệt, Anh hùng dân tộc Lê Lợi, với sự trợ giúp của Ức Trai Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh giàu mưu lược trong Bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phân hóa được kẻ thù để tiến công và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết hợp ngoại giao, dân vận, địch vận, với phương châm lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, trường kỳ kháng chiến nhưng có thời cơ là kết thúc thắng lợi, nhanh chóng giải phóng dân tộc thoát khỏi sự áp bức, đè nén của quân xâm lược. Tư tưởng vĩ đại ấy của Lê Lợi và những người Anh hùng Lam Sơn còn vang vọng non sông đất nước đến ngày nay.

Chủ quyền độc lập dân tộc và phồn vinh hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu sự nghiệp to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và luôn luôn có tính thời đại.

Với ý nghĩa ấy, Lễ hội Lam Kinh 22-8 âm lịch hằng năm kỷ niệm ngày mất của Vua Lê Thái Tổ tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Thanh Hóa là dịp để nhân dân trong cả nước tưởng nhớ và tôn vinh công lao của ông, phát huy hào khí Lam Sơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. N

ăm nay, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa tổ chức lễ hội Lam Kinh trong bối cảnh kết nối phát triển du lịch với các miền di sản, các vùng kinh đô và những trung tâm du lịch trong cả nước nhằm quảng bá di sản đất nước và con người xứ Thanh. Ngành du lịch Thanh Hoá đã và đang khai thác, phát huy các sản phẩm du lịch tự nhiên và nhân văn, các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước cùng các lễ hội tâm linh, văn hóa vật thể, phi vật thể: hò sông Mã, dân ca Ðông Anh và làng nghề như chiếu Nga Sơn, thổ cẩm của người Mường, người Thái, văn hóa ẩm thực như chè lam Phù Quảng, bánh gai Tứ Trụ... để thu hút du khách. Hiện nay, với sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã được tôn tạo, tu bổ, phục dựng, hoàn thiện nhiều tòa miếu, khu chính điện, các công trình phụ cận, hằng năm đón hàng chục nghìn khách tham quan, hành lễ.

Trước thềm lễ hội năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như thư viện, triển lãm, bảo tàng, trung tâm văn hóa tỉnh, nhà hát các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, báo Văn hóa và Ðời sống, Ban nghiên cứu lịch sử, Ban quản lý danh thắng, điện ảnh, du lịch, thể thao, các khu di sản Thành nhà Hồ, Lam Kinh, thông qua chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quảng bá tinh thần hào khí khởi nghĩa Lam Sơn và tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, gắn sự kiện này với việc tuyên truyền bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc trong tình hình mới, qua đó tạo tiền đề cho các lễ hội trong Năm Du lịch quốc gia 2015 ở Thanh Hóa. Lễ hội Lam Kinh sẽ được tổ chức đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động du lịch nhất là du lịch tâm linh hướng thiện, quảng bá các di sản đặc sắc của Thanh Hóa như di sản thế giới Thành nhà Hồ, Ðàn tế Nam Giao, di tích đặc biệt Lam Kinh, đền Bà Triệu; các khu du lịch: Hàm Rồng, Sầm Sơn, suối cá Cẩm Lương và các vùng sinh thái kinh tế như hồ Cửa Ðặt, Bến En...

Từ không gian lễ hội Lam Kinh, du khách có thể tham quan các làng nghề, các chùa chiền, các vùng sinh thái biển và làng bản, rừng núi vùng cao... ở các vùng phụ cận. Ðể có một lễ hội Lam Kinh vui tươi lành mạnh, an toàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan chuẩn bị tốt công tác tổ chức, để lễ hội thật sự xứng đáng với tầm vóc người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, đồng thời tạo tiền đề cho các lễ hội truyền thống gắn di sản với du lịch bền vững ở xứ Thanh.

Ðể có điểm nhấn và mở ra những tiền đề cho sự kết nối di sản, ngành du lịch Thanh Hóa đã phối hợp liên kết Lam Kinh - Thành nhà Hồ với các điểm du lịch cố đô như: Huế, Hoa Lư Ninh Bình, Thăng Long - Hà Nội, Ðền Hùng Phú Thọ và các di sản văn hóa thiên nhiên của các tỉnh, thành phố miền trung và cả nước để xây dựng các tua, tuyến du lịch mang tính bền vững, có sức hấp dẫn cao đối với du khách trong nước và ngoài nước về lâu dài.

(Theo NDĐT)

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục