Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Quan tâm giải quyết khó khăn

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/9/2014 | 9:22:58 AM

YBĐT - Qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là một trong những đơn vị thuộc tốp đầu của ngành y tế dự phòng Việt Nam và là một trong những đơn vị tiên phong của ngành y tế Yên Bái với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra về dịch bệnh, thiên tai, thảm họa trên địa bàn.

Lễ cấp sắc của đồng bào Dao xã Nậm Lành (Văn Chấn).
(Ảnh: Xuân Tình)
Lễ cấp sắc của đồng bào Dao xã Nậm Lành (Văn Chấn). (Ảnh: Xuân Tình)

Vừa qua, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái đã tổ chức giám sát việc thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) trên địa bàn tỉnh.

Qua kết quả giám sát cho thấy, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Về DSVH vật thể, toàn tỉnh hiện có 714 di tích. Tính đến tháng 8/2014, đã có 66 di tích được xếp hạng (13 di tích cấp quốc gia, 53 di tích cấp tỉnh). Nhìn chung việc xây dựng hồ sơ, xếp hạng di tích đều bảo đảm các quy định của Luật DSVH đề ra.

Từ năm 2001 đến nay, đã có 45 lượt di tích được tu bổ và tôn tạo. Tổng nguồn đầu tư cho tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2010 - 2013 đạt khoảng 230 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước chiếm 77%, vốn xã hội hóa chiếm 23%. Nhiều di tích đã được ngân sách đầu tư tu bổ, tôn tạo với nguồn vốn khá cao như Di tích Khu mộ Nguyễn Thái Học 2,3 tỷ đồng, Chiến khu Vần 7,7 tỷ đồng, Hắc Y - Đại Cại 20,8 tỷ đồng, đền Đông Cuông 97 tỷ đồng, đền Nhược Sơn 56 tỷ đồng...

Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các địa phương đã tích cực thực hiện xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa có yếu tố tâm linh đã thu hút được nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho tu bổ, tôn tạo đạt khá cao như đền Đông Cuông 17 tỷ đồng, chùa Minh Pháp 15 tỷ đồng, chùa Tùng Lâm 5 tỷ đồng, chùa Bách Lẫm 3 tỷ đồng, đền Tuần Quán 2 tỷ đồng...

Thực hiện chủ trương gắn bảo tồn, phát huy giá trị DSVH với phát triển du lịch, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng nhiều dự án du lịch gắn với bảo tồn DSVH như Dự án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ, Dự án Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Dự án du lịch Tân Hương (Yên Bình), Suối Giàng (Văn Chấn), Đầm Hậu (Trấn Yên)... Các huyện, thị như Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Nghĩa Lộ, Yên Bái… đã xây dựng nhiều dự án và khuyến khích nhân dân bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu ngô, làm miến dong… bước đầu có vị trí trong nền kinh tế thị trường.

Tại các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ), Đông Cuông (Văn Yên), Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình (Mù Cang Chải), Vũ Linh (Yên Bình)… đã hình thành mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo khách du lịch và tạo nguồn thu đáng kể cho nhân dân.

Về DSVH phi vật thể, toàn tỉnh hiện có 1.189 DSVH phi vật thể, trong đó có 01 di sản được xếp hạng cấp quốc gia là lễ Cấp sắc của người Dao ở huyện Văn Yên và có 09 di sản được đưa vào danh mục bảo tồn di sản cấp tỉnh. Trong những năm qua, DSVH phi vật thể trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư bằng các hình thức chính như sưu tầm, điều tra, bảo tồn dưới dạng tư liệu, phục dựng, truyền dạy, quảng bá, tuyên truyền; tập trung vào các loại hình như lễ hội, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, trang phục, chữ viết, ẩm thực...

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 30 lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên, trong đó có nhiều lễ hội thu hút được đông đảo nhân dân tham gia như: lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao, lễ hội Tết rừng của dân tộc Mông, lễ hội đền Đông Cuông, đền Đại Cại, đền Tuần Quán, chùa Minh Pháp…

Hàng năm, các cấp chính quyền đã thường xuyên tổ chức định kỳ các cuộc thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, ngày hội văn hóa thể thao, trình diễn trang phục dân tộc và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thông qua các hoạt động trên, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ như hát then, hát khắp của dân tộc Tày, múa xòe của dân tộc Thái; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan…; các trò chơi dân gian như ném còn, bắn nỏ, cờ tướng, bơi thuyền, kéo co...; các giá trị văn hóa đặc trưng như chữ viết, trang phục, ẩm thực... được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống nhân dân.

Về phát huy giá trị DSVH, việc kiểm kê, đánh giá, phân loại, xếp hạng DSVH, đặc biệt là việc tu bổ, tôn tạo di tích được triển khai tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về DSVH; tạo căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH ngày càng có hiệu quả hơn.

Nhiều di tích sau khi được xếp hạng và trùng tu, tôn tạo đã trở thành thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào và phát huy những giá trị truyền thống lịch sử dân tộc; tổ chức được lễ hội truyền thống hàng năm, bảo tồn và phát huy được nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, có sức hấp dẫn du khách thăm quan trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo nguồn thu cho địa phương; nâng cao sự hiểu biết của nhân dân trong và ngoài nước về truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Yên Bái.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vẫn còn một số khó khăn. Hệ thống các văn bản chỉ đạo về việc phân cấp quản lý di tích, quản lý nguồn thu xã hội hóa còn chung chung, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Chưa có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân và chính sách hỗ trợ cho những người trông coi các di tích, không có nguồn thu từ xã hội hóa.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận nhân dân về DSVH còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý DSVH cho đội ngũ cán bộ cơ sở chưa thường xuyên. Số lượng DSVH được xếp hạng và đưa vào danh mục cần bảo vệ còn thấp so với tiềm năng di sản của địa phương. Nhiều DSVH phi vật thể bản sắc dân tộc đang có nguy cơ mai một, pha tạp. Việc thực hiện các hoạt động quy hoạch, cấp đất cho di tích còn chậm.

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Nhiều di tích có giá trị đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các di tích lịch sử cách mạng. Một số di tích tuy đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo nhưng thời gian đầu tư kéo dài, không đồng bộ; sau đầu tư không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, làm hạn chế đến việc phát huy giá trị di tích. Vẫn còn nhiều nơi, việc quản lý nguồn xã hội hóa chưa chặt chẽ, dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao. Số lượng di sản được phát huy giá trị còn ít; hiệu quả kinh tế thu được còn rất khiêm tốn so với tiềm năng di sản. Tình trạng vi phạm về quản lý di tích như xâm lấn đất đai, khai thác khoáng sản làm ảnh hưởng đến di tích, tiếp nhận đồ thờ tự không phù hợp, tu bổ di tích không xin phép... vẫn còn xảy ra ở một số nơi.

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại Chiến khu Vần (Trấn Yên)

Từ hoạt động giám sát, Ban đã kiến nghị với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hóa việc phân cấp quản lý di tích; quản lý nguồn thu xã hội hóa; thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân dân gian và những người trông coi các di tích không có nguồn thu xã hội hóa. Đồng thời xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm để tập trung nguồn lực cho việc thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về DSVH nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về giá trị DSVH trong các cấp, các ngành và nhân dân.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác sưu tầm, nghiên cứu, xác định giá trị của di sản DSVH trên địa bàn để trên cơ sở đó lựa chọn những di sản tiêu biểu, quan trọng, đưa vào xếp hạng hoặc nâng cấp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác khoanh vùng bảo vệ, quy hoạch, cấp đất cho các di tích đã được xếp hạng; tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng tu bổ, tôn tạo đối với các di tích lịch sử văn hóa, nhất là các di tích hiện thu hút đông khách đến hành hương và thăm quan.

Trong quá trình xây dựng các dự án tu bổ, tôn tạo di tích cần quan tâm xây dựng đồng bộ, dứt điểm từng công trình; tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, khó có khả năng phát huy cũng như nghiên cứu, lựa chọn một số di tích quan trọng, giao cho Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh quản lý để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di tích.

Mặt khác duy trì thường xuyên các hoạt động hội thi, hội diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao; lễ hội truyền thống và tổ chức truyền dạy các điệu dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực… để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sáng tạo và phát huy giá trị DSVH phi vật thể; nghiên cứu, lựa chọn một số làn điệu dân ca, dân vũ tiêu biểu như múa xòe, hát khắp cọi, hát sình ca… đưa vào chương trình ngoại khóa ở các đơn vị trường học hoặc xây dựng câu lạc bộ để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.

Chúng ta cũng cần kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch và phát triển mô hình du lịch văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của Yên Bái; đẩy mạnh hoạt động giao lưu, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng di sản văn hóa Yên Bái; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực quản lý di tích; quan tâm đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý DSVH cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Lê Thị Liêm

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục