Phát hành bộ tem nhân 100 năm Ngày sinh Đại tướng Lê Trọng Tấn

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/10/2014 | 8:01:10 AM

Sáng 1/10, Lễ phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Lê Trọng Tấn” được tổ chức bởi Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.


Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đóng dấu phát hành bộ tem. 

Bộ tem gồm 1 mẫu do họa sỹ Võ Lương Nhi (thuộc Tổng công ty Bưu điện VN) thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện hình ảnh chân dung Đại tướng Lê Trọng Tấn trong quân phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên nền lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đang tung bay.

Bộ tem có khuôn khổ 43x32 mm, giá mặt 3.000 đồng, được cung ứng trên mạng lưới với sản lượng 1 triệu tem cước phí.


Đại tướng Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1/10/1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.

Ông là vị tướng có công lớn trong 2 chiến dịch lịch sử của dân tộc: Chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đem lại thống nhất đất nước. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 - Đại đoàn Chiến thắng (nay là sư đoàn) ở tuổi 36.

Trong trận Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13/3/1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7/5/1954, bắt sống tướng Christian de castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Chính lữ đoàn xe tăng 203 thuộc cánh quân của ông năm 1975 đã tiến vào Dinh Độc lập đầu tiên.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục