Nghi lễ Cầu mùa của người Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/10/2014 | 9:06:28 AM

YBĐT - Do đặc thù cư dân nông nghiệp nên nghi lễ cầu mùa là phong tục phổ biến đối với hầu hết các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm và hình thức tổ chức nghi lễ này của mỗi dân tộc có khác nhau.

Một gia đình người Mông ở xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) đang làm lễ Cầu mùa.
Một gia đình người Mông ở xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) đang làm lễ Cầu mùa.

Chẳng hạn, có dân tộc thực hiện mang tính tập thể của cả cộng đồng dân cư, có nơi làm riêng theo từng họ, nơi làm theo hộ gia đình… vào thời điểm ngày tết, sau mùa gặt hoặc trước khi bước vào mùa sản xuất... Riêng với đồng bào Mông ở huyện Mù Cang Chải thì nghi lễ này thường bắt đầu vào ngày 6/6 (âm lịch) tức là mùa cấy.

Để tiến hành nghi lễ, chủ nhà mua giấy bản về cắt vàng mã, hương, rượu, gạo và một con gà mang ra khu ruộng của nhà mình. ở đây đã có sẵn lều nương, chủ nhà làm 4 cây nêu, chặt tre để dựng đàn cúng nhỏ trên khu ruộng nhà mình. Vị trí đặt đàn cúng thường ở chỗ đám ruộng đầu tiên nơi bắt đầu nguồn nước chảy vào ruộng.

Chuẩn bị xong đàn cúng, chủ nhà cắm cây nêu có treo vàng mã, cắm hương ở 4 góc đàn cúng, rót rượu vào 4 chén rồi ôm trên tay con gà hướng mặt lên phía đỉnh núi, đầu nguồn nước và khấn vái. Nội dung lời khấn vái là bẩm báo đến thần trời, thần núi, thần nước và tổ tiên về việc gia đình canh tác tại nơi này và hôm nay bước vào mùa cấy, gia đình có lễ vật dâng lên các thần, tổ tiên, mong đấng linh thiêng nhận diện ruộng đất của gia chủ mà phù hộ cho có đủ nước tưới, cây lúa tươi tốt, không bị sâu bọ, thú rừng phá hoại để gia đình có cơm gạo đầy đủ. Nếu các thần và tổ tiên phù hộ cho được như thế thì khi gặt lúa, gia đình lại dâng lễ tạ ơn.

Cúng xong, gia chủ cắt tiết gà coi như lễ vật đã được hiến tế cho các thần, tổ tiên. Các thành viên gia đình sau đó mang gà, gạo về nấu tại lều nương. Ông chủ mang 4 cây nêu đi cắm ở 4 góc thuộc địa phận ruộng nương nhà mình để các vị thần, tổ tiên nhận diện đất đai và bảo trợ mùa màng.

Cắm xong các cây nêu, chủ nhà trở về lều nương chờ cho cơm, gà được nấu chín sẽ bày thành mâm cỗ. Sau đó, ông chủ lại đọc lời cúng mời thần trời, thần núi, thần nước, tổ tiên cùng ăn cỗ với gia đình. Mỗi vị thần được mời, chủ nhà xúc một thìa cơm, xé thịt bỏ vào và đọc lời mời rồi đổ cơm xuống mâm. Sau khi mời hết 4 thìa thì chủ nhà cũng ăn một thìa cơm cùng với các thần và tổ tiên. Thìa cơm thứ 5 cũng được xé thịt gà bỏ vào và chủ nhà bước ra khỏi lán để mời các ma ở khu ruộng này cùng ăn để phù hộ cho việc trồng cấy của gia chủ.

Lễ Cầu mùa của người Mông không tốn kém, không nặng về mê tín, dị đoan và chỉ mang ý nghĩa tâm linh. Nó giúp cho chủ nhà luôn vững tin ở một mùa vụ mới sẽ bội thu. Vì thế, tất cả mọi gia đình người Mông ở Mù Cang Chải bảo tồn rất chặt chẽ nghi lễ này.

 Hoàng Nhâm

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục