"Múa Tắc xình", di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/10/2014 | 2:37:23 PM

Thái Nguyên không chỉ được biết đến với vùng chè nổi tiếng của cả nước mà còn là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam. Người Sán Chay ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tự hào còn lưu truyền được thể loại dân vũ "Múa Tắc xình".

Người dân tộc Sán Chay biểu diễn
Người dân tộc Sán Chay biểu diễn "Múa Tắc xình".

Với tiết tấu âm nhạc đơn giản, ngôn ngữ múa dễ hiểu, động tác múa nguyên gốc, rất ít dị bản, ngày 17-10 vừa qua, "Múa Tắc xình" đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

"Múa Tắc xình" là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo được người dân tộc Sán Chay của huyện Phú Lương lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho nhiều thế hệ. Bên cạnh việc thể hiện ước nguyện của con người, cầu thời tiết thuận lợi, muôn loài sinh sôi, lúa ngô được mùa, cầu cho bản làng bình yên, hạnh phúc, vũ điệu cũng thể hiện đạo lý nhớ ơn tổ tiên, mối quan hệ thế hệ trước và thế hệ sau, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động.

"Múa Tắc xình" có chín điệu cơ bản gồm: Thăm đường, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nương dọn rẫy, tra mố, hái lượm, mừng mùa vụ và chim câu. Điệu múa này được biết đến nhiều nhất ở các xã Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô... của huyện Phú Lương. Từ năm 1996, điệu múa đã được huyện Phú Lương lựa chọn tham gia giao lưu trong nước, quốc tế và đã nhận được sự đánh giá cao. Năm 2013, huyện Phú Lương đã chọn "Múa Tắc xình" tham gia Liên hoan Dân ca - Dân vũ Việt Nam và xuất sắc giành giải A toàn quốc.

Để gìn giữ, tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa độc đáo này, Thái Nguyên đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể "Múa Tắc xình" vào hệ thống giáo dục ở các cấp học trên địa bàn huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên; tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá để "Múa Tắc xình" có cơ hội trình diễn trước bạn bè trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng cho thành lập các câu lạc bộ Múa Tắc xình trong cộng đồng dân tộc Sán Chay và người dân. Thời gian tới, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên cần có một số cơ chế cụ thể hỗ trợ công tác sưu tầm toàn bộ các kỹ năng, kỹ thuật, tập tục của "Múa Tắc xình" trong nghi lễ Cầu mùa, quan tâm, tôn vinh những nghệ nhân, già làng, trưởng bản để khai thác vốn tài liệu về động tác vũ điệu.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục