Lần đầu tiên trưng bày tư liệu hai hình tượng linh vật Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 | 2:17:33 PM

Thông tin từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho hay, lần đầu tiên, khoảng 60 hiện vật liên quan đến hai linh vật (sư tử, nghê) sẽ được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.”

Chương trình kéo dài từ ngày 7-17/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Chương trình kéo dài từ ngày 7-17/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chương trình sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Số hiện vật này có niên đại từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn, được tạo tác bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: đá, gốm, sành, gỗ, đồng…

Bên cạnh đó, một số tài liệu khoa học khác liên quan đến hai hình tượng linh vật này (như các bản vẽ đặc họa, tường giải trên cơ sở hiện vật...) cũng sẽ được giới thiệu tới công chúng.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, ban tổ chức sẽ triển khai chương trình giáo dục tương tác với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật dành cho học sinh trên cơ sở khai thác các bộ sưu tập hiện vật tại bảo tàng. Hoạt động này nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện về ‘trí-đức-thể-mỹ” cho trẻ em.

“Thông qua triển lãm, chúng tôi muốn góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ của công chúng, hướng đến mục đích không sử dụng các biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay,” đại diện ban tổ chức cho biết.

Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nam Định phối hợp tổ chức, mở cửa đến hết ngày 17/11./.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức có công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL (ngày 8/8) gửi các Ban, Bộ, ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố trong cả nước, các cơ quan, đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Ngày 19/8, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn số 352/MTNATL về việc giới thiệu các mẫu linh vật của Việt Nam tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Thanh tra văn hóa.

Kèm theo công văn là tập tư liệu hình ảnh một số mẫu tượng linh vật hiện được sử dụng tại các di tích và được lưu giữ tại một số bảo tàng. Theo đó, con sấu, sư tử đá, con nghê là các linh vật phổ biến trong văn hoá truyền thống Việt Nam.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục