Giữ hồn văn hoá dân tộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 8:30:44 AM

YBĐT - Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp phụ thuộc vào chính những con người trong “cộng đồng riêng” đó. Đối với người Thái vùng Mường Lò, từ lâu, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hoá và những người đã góp phần làm nên nét đặc trưng đó chính là những người phụ nữ.

Tiết mục múa khăn của phụ nữ Thái xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn.
Tiết mục múa khăn của phụ nữ Thái xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn.

Các bà, các chị không chỉ giữ cho mình sự dịu dàng, nữ tính vốn có của người phụ nữ Thái mà còn rất giỏi nữ công gia chánh, khéo léo, tỉ mỉ trong việc chế biến từng món ăn cổ truyền đến việc thêu thùa, may vá. Đến Mường Lò, dễ thấy, vẻ đẹp của vùng đất này toát ra từ “nét duyên” của người phụ nữ Thái. Dù trong lao động, sản xuất hay vui chơi, lễ hội, lúc nào, các bà, các chị cũng búi tóc cao (tằng cẩu) và diện trên mình bộ trang phục truyền thống với váy dài, áo cỏm, khăn piêu. Bộ trang phục truyền thống do chính đôi tay tài hoa làm nên.

Hiện, nghề dệt thổ cẩm vẫn đang được những người phụ nữ nơi đây gìn giữ và truyền dạy cho con cháu. Đến nay, những mặt hàng thổ cẩm bền, đẹp như: chăn, gối, đệm… đã trở thành một trong những sản phẩm quảng bá cho vùng đất Mường Lò, đồng thời, giúp cho nhiều gia đình có thu nhập ổn định nhờ nhiều đơn đặt hàng từ trong và ngoài tỉnh.

Bày tỏ cảm xúc khi đến với vùng đất Mường Lò, không ít khách du lịch đã nói rằng, sự thích thú nhất khi đến với vùng đất này là được hoà mình vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân; nghỉ ngơi, thư giãn trong những ngôi nhà sàn sạch sẽ, thoáng mát; thưởng thức bữa cơm thơm dẻo với những món ăn đặc sắc, tinh tế như: xôi ngũ sắc, thịt trâu sấy, cá suối nướng, bánh chưng đen, canh rêu suối…. Qua tìm hiểu, những phương pháp chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn đời để lại chứ không có trường lớp nào truyền dạy, vì thế, rất khác biệt và đặc biệt, không dễ lẫn với bất kỳ món ăn của dân tộc nào.

Chị Mai Thị Hằng - một du khách người Hà Nội chia sẻ: “Tôi đã đến Mường Lò khá nhiều lần nhưng vẫn thấy vùng đất này có một sức hút lạ kỳ. Với tôi, tất cả những gì thuộc về nơi đây đều rất tuyệt vời. Tôi yêu cảnh vật thiên nhiên, yêu những làn điệu dân ca dân vũ, yêu những điệu xoè nổi tiếng của những cô gái Thái dịu dàng, duyên dáng...”.

Nhắc đến văn hoá vùng Mường Lò mà không nói tới những điệu xoè sẽ là một thiếu sót lớn. Những điệu xoè đã mang đậm dấu ấn của những người phụ nữ Thái. Các bà, các chị sau những buổi lao động hăng say lại quây quần cùng nhau múa hát; cùng nhau khôi phục, tạo dựng lại những điệu xòe cổ truyền thống. Để hôm nay, những điệu xòe điệu ấy đã là di sản văn hóa phi vật thể, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Thái nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở những gì đã làm được, tin tưởng rằng, thời gian tới, bà con người Thái Mường Lò sẽ tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc một cách bền vững, các chị em phụ nữ người Thái sẽ tiếp tục tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao do tỉnh, địa phương phát động, từ đó, tạo động lực vươn lên trong cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân.

Hồng Oanh

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục