Hà Tĩnh: Phát hiện ngôi nhà có niên đại trên 200 năm tuổi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/12/2014 | 2:16:49 PM

Một ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm, được xây theo kiến trúc thời Nguyễn vừa được Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện tại xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Các họa tiết được chạm khắc cầu kỳ tại vì kèo
Các họa tiết được chạm khắc cầu kỳ tại vì kèo

Ngôi nhà hiện vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng ban đầu. Kiến trúc ngôi nhà bao gồm có cổng được xây bằng đá ong, theo lối kiến trúc cổng mái vòm.

Ngôi nhà được kết cấu 3 gian bằng gỗ lim, các vì kèo và đuôi kẻ được chạm  khắc các hoạ tiết hoa văn hình chim muông, các hoa lá dây leo cách điệu, mái lợp ngói âm dương, cửa phía trước làm bằng các phiến gỗ dày, được cấu trúc kiểu trụ xoay, phía trên là các hoạ tiết tiện hình độc bình liên tiếp đều nhau.

Gian hồi phía đông, xung quanh được xây bằng vật liệu đất sét, dập kiểu viên gạch theo khối hình chữ nhật, ghép chồng lên, đều nhau.

Công vào nhà được làm bằng chất liệu đá ong

Công vào nhà được làm bằng chất liệu đá ong

Theo các chuyên gia tại bảo tàng cho biết, đây là kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống của cư dân người Việt xưa, mà ta thường bắt gặp ở các vùng quê nông thôn miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) ở những thập niên thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

 Được biết ngôi nhà cổ này đang thuộc sở hữu của một người dân trong làng Cao Thắng (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn).

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục