Điện Biên lập hồ sơ quốc gia 35 di sản văn hóa phi vật thể

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/1/2015 | 7:29:12 AM

Ngày 23/1, Ban Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên đã tổ chức Công bố kết quả tổng kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đến cuối năm 2014.

Một hoạt động trong lễ hội Hoàng Công Chất.
Một hoạt động trong lễ hội Hoàng Công Chất.

Tính đến 31/12/2014, tỉnh Điện Biên đã tiến hành kiểm kê 690 di sản văn hóa phi phật thể, bao gồm tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.

Các di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê theo dân tộc, trong đó có 2/19 dân tộc là Thổ và Mường không thể kiểm kê vì không đủ điều kiện tiêu chí.

Từ kết quả tổng kiểm kê, tỉnh Điện Biên đã lập danh mục 35 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị xem xét để lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục Quốc gia.

Trong năm 2014, tỉnh Điện Biên cũng đã hoàn thành 4 bộ hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục trên, bao gồm Tết Nào pê chầu của Mông đen (huyện Mường Ảng); Lễ Kin pang then của người Thái trắng (huyện Mường Lay); Lễ hội Đền Hoàng Công Chất (huyện Điện Biên); Kỹ thuật chế tác và trình diễn nhạc cụ dân tộc Thái tỉnh Điện Biên.

Theo ông Phạm Văn Hưng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cộng đồng các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, ngành văn hóa tỉnh Điện Biên định kỳ tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc; tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc; triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Trong năm 2015, tỉnh Điện Biên tiếp tục lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục quốc gia; tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc; bảo tồn và phát triển nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc gắn với phát triển kinh tế-xã hội…

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên mới chỉ có di sản nghệ thuật xòe Thái được chính thức đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục