Bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 6-2015: Độc đáo lễ tế Tổ bách nghệ

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/5/2015 | 8:21:36 AM

Tối 2-5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 6-2015 đã bế mạc tại sân khấu bia Quốc học, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Diễn ra trong thời gian từ 28-4 - 2-5 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 6-2015 đã thu hút sự tham gia của 41 làng nghề và cơ sở sản xuất; hàng trăm nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tập cổ vật, nhà khoa học của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng hành với Festival Nghề truyền thống Huế 2015 còn có hoạt động trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các thành phố Saijo (Nhật Bản), Gyeongju (Hàn Quốc), nghệ thuật thêu Huế trên áo Kimono của Công ty thêu Shuei (Nhật Bản); triển lãm ảnh nghệ thuật “Hành trình 20 năm hỗ trợ và phát triển” của Cơ quan Phát triển Pháp - AFD.

Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn và chất lượng diễn ra trong thời gian lễ hội, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu, nhân sĩ, trí thức như: Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, bản sắc Việt trong sản phẩm thủ công truyền thống”; các cuộc trưng bày, triển lãm; liên hoan, ẩm thực, ca nhạc, hội thi, thao diễn nghề, trao đổi - mua bán sản phẩm; trình diễn trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á với những nhà thiết kế hàng đầu từ các nước Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, chủ nhà Việt Nam và Tây Ban Nha.
 
Trước phần bế mạc, tối 2-5, lễ tế Tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghệ nhân, thợ thủ công và làng nghề truyền thống Việt Nam diễn ra tại Công viên Tứ Tượng bên dòng sông Hương thơ mộng (ảnh). Đây là một trong những hoạt động chính tại Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 6 - 2015. Ngoài 200 nghệ nhân đến từ 41 làng nghề và cơ sở sản xuất trong cả nước, đám rước theo đoàn lễ tế còn có sự tham gia của các hoa hậu Ngọc Hân, Kỳ Duyên, siêu mẫu Võ Hoàng Yến và hàng trăm thiếu nữ Huế. Trong đó, điểm nhấn là trang phục truyền thống độc đáo của các nghệ nhân đại diện cho từng làng nghề và sự góp mặt của đội hình đám rước với đầy đủ kiệu Tổ bách nghệ, đội nhạc bát âm, chiêng trống, cờ lộng... Bắt đầu từ Công viên Tứ Tượng, đám rước đi dọc theo đường Lê Lợi và kết thúc ở quảng trường trước Trường Quốc học Huế.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục