Lần đầu tiên biểu diễn bản giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2015 | 1:58:59 PM

Các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế sẽ biểu diễn bản giao hưởng số 9 cung Rê thứ, op. 125 tại thành phố Hồ Chí Minh vào tối 8-9/5.

Chương trình hòa nhạc tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình hòa nhạc tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây được coi là bản giao hưởng nổi tiếng nhất trong các bản giao hưởng của thiên tài âm nhạc người Đức Ludwig van Beethoven.

Tham gia biểu diễn trong chương trình có sự hiện diện của một số nghệ sỹ opera quốc tế danh tiếng: Siri Torjesen, Magnus Staveland, Cho Hae Ryong và Vũ Mạnh Dũng.

Dàn hợp xướng chọn lọc gồm hơn 50 nghệ sỹ, dàn nhạc giao hưởng hùng hậu của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố và nhiều nghệ sỹ đàn violin, kèn đồng, kèn gỗ đến từ Norway.

Chỉ huy và dàn dựng chương trình là nhạc trưởng nhiều danh tiếng tại các phòng hòa nhạc châu Âu Terje Mikkelsen.

Đây là chương trình hòa nhạc đặc biệt của Nhà hát trong năm 2015 với sự hợp tác của Dự án Transposition-Norway.

Chương trình được đầu tư công phu, riêng về phần hợp xướng đã được tập luyện nhiều tháng dưới sự hướng dẫn của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

Theo nhận định của Nhà hát, bản giao hưởng số 9 là tác phẩm đòi hỏi về trình độ chuyên môn rất cao, một cơ hội rất hiếm để được thưởng thức trực tiếp tại Việt Nam.

Nếu như Joseph Haydn được gọi là “cha đẻ của thể loại giao hưởng” với hơn 100 bản giao hưởng muôn sắc màu, thì Beethoven được tôn vinh là người phát triển và nâng thể loại giao hưởng lên đến đỉnh cao ngôn ngữ biểu cảm và khả năng hàm chứa nội dung vô tận.

Bản giao hưởng số 9 của thiên tài âm nhạc Beethoven hội tụ cao nhất nghệ thuật, tư duy triết học sâu sắc. Giao hưởng số 9 của Beethoven là tác phẩm đầu tiên trong thể loại này có sự xuất hiện của thanh nhạc.

Với sự xuất hiện dàn hợp xướng và các giọng hát solo dựa trên bài thơ "Hoan ca" của Friedrich Schiller, tác phẩm này như là sự đột phá, mở ra cánh cửa cho một trường phái nghệ thuật mới sau đó là trường phái âm nhạc lãng mạn.

Bản giao hưởng số 9 cũng là tác phẩm cuối cùng của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven, được ông nung nấu trong 6 năm từ 1818 đến năm 1824, trong khi ông đã bị điếc hoàn toàn từ năm 1819.

Tác phẩm này cũng được mang lên phát trên Mặt Trăng vào năm 1969 như một thông điệp nhân ái của con người gửi tới những nền văn minh ngoài hành tinh.

Chương cuối của bản giao hưởng số 9 cũng được lựa chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu, vang lên trong hầu hết nghi lễ chính thức của thế vận hội từ thế kỷ 20.

Chương trình biểu diễn bản giao hưởng số 9 của Beethoven sẽ diễn ra tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh.

                                                                            (Theo TTXVN)

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục