Tiễn đưa nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và  nhạc sĩ Phan Nhân về nơi an nghỉ cuối cùng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/7/2015 | 1:48:11 PM

Sáng 3-7, đại diện lãnh đạo UBND TPHCM, các cơ quan, ban, ngành, gia đình, người thân và bạn bè đã có mặt tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3) dự lễ truy điệu, đưa nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hàng trăm người đã đến dự lễ truy điệu NS Phan Huỳnh Điểu sáng 3-7.
Hàng trăm người đã đến dự lễ truy điệu NS Phan Huỳnh Điểu sáng 3-7.

Điếu văn của đồng chí Hứa Ngọc Thuận - Phó chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban tang lễ, điểm lại cuộc đời hoạt động cách mạng, sáng tác gắn liền với công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của NS Phan Huỳnh Điểu từ năm 1940 cho đến khi qua đời. Trong đó nhấn mạnh ông là một nhạc sĩ tài hoa, người chiến sĩ đã trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng dân tộc; là tấm gương sáng về sự kiên định, lòng trung thành vô hạn với Đảng, đất nước.

Điếu văn viết: “70 năm sáng tác, hơn 100 ca khúc, gia tài tác phẩm âm nhạc của NS Phan Huỳnh Điểu phong phú, đa dạng. Nhiều ca khúc của ông được các thế hệ yêu thích, mến mộ. Nhiều ca sĩ trẻ đã thành danh với những ca khúc trữ tình cách mạng của ông. Nhiều tác phẩm đặc sắc của NS Phan Huỳnh Điểu góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho nền âm nhạc cách mạng dân tộc: Ra tiền tuyến, Hành khúc ngày và đêm, Bóng cây kơ-nia, Anh ở đầu sông em cuối sông...

Trong đó có nhiều ca khúc trữ tình phổ thơ của các nhà thơ nổi tiếng trong nước: Thơ tình cuối mùa thu, Ở hai đầu nỗi nhớ, Sợi nhớ sợi thương... Sự đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ và nhạc sĩ đã làm nên những tác phẩm bất hủ với giai điệu ngọt ngào, lời ca trau chuốt, đi sâu vào lòng người một cách tự nhiên, bền chặt. Ngoài ra ông còn có một tâm hồn trong trẻo với tình yêu âm nhạc, tình yêu con trẻ mới có thể có sáng tác hay và dễ thương về thiếu nhi như: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...

Những tác phẩm của NS Phan Huỳnh Điểu đều thể hiện được tinh thần lạc quan cách mạng, tình cảm, gắn bó, thủy chung son sắt, một lòng với Đảng đặc biệt là tình yêu quê hương, con người, yêu cuộc đời tha thiết và lạc quan. Chính vì thế âm nhạc của NS Phan Huỳnh Điểu trở thành món ăn tinh thần vô giá, góp phần động viên nhân dân ta vững vàng trước sóng lớn”. Điếu văn cũng không quên nhắc nhớ về người vợ của cố nhạc sĩ – bà Phạm Thị Vân – điểm tựa trong cuộc đời giúp ông có nhiều hơn những phút thăng hoa cùng âm nhạc để sau này có sự nghiệp vẻ vang.

Tại lễ truy điệu, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, đại diện hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng, quê hương NS Phan Huỳnh Điểu chia sẻ đầy cảm xúc: Với phong cách sống lạc quan, trung thực, gần gũi, chan hòa, mộc mạc pha lẫn sự hài hước và dí dỏm nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là hình ảnh tiêu biểu của người con xứ Quảng xa quê.
 
Thay mặt gia quyến, ông Phan Hồng Phong - con trai trưởng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - bày tỏ lòng biết ơn đến Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM, các ban ngành đoàn thể, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Long An, Bến Tre...; các cơ quan, bạn bè thân hữu đã đến viếng, gửi vòng hoa và lời chia buồn sâu sắc cùng gia đình.

Sau lễ truy điệu, thi hài NS Phan Huỳnh Điểu được đưa đi hỏa táng tại Phúc An Viên, quận 9, TPHCM. Theo di nguyện, một phần tro cốt của ông sẽ đem trở về quê cha đất tổ, rải trên sông Hàn, quê hương Đà Nẵng, nơi ông được sinh ra; một phần được gửi lên chùa.

* ​Ngậm ngùi tiễn đưa nhạc sĩ Phan Nhân

Sáng 2 -7, tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn, đông đảo bạn bè, công chúng hâm mộ cùng tang quyến gia đình nhạc sĩ Phan Nhân đã đưa linh cữu của ông đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa để thực hiện nghi thức hỏa táng.
NSUT Phi Điểu - vợ nhạc sĩ Phan Nhân - dù sức yếu nhưng cũng đi bộ cùng người thân, bạn bè tiễn đưa chồng một đoạn đường trước khi cùng đoàn xe đưa nhạc sĩ Phan Nhân đi hỏa táng.

NSUT Phi Điểu cùng người thân, bạn bè tiễn đưa nhạc sĩ Phan Nhân - Ảnh: Thanh Tùng

Đông đảo bạn bè, công chúng hâm mộ đến tiễn đưa nhạc sĩ Phan Nhân - Ảnh: Thanh Tùng

Bạn bè, người thân, người hâm mộ tiễn đưa nhạc sỹ về nơi an nghỉ.

Sau hỏa táng, di cốt của nhạc sĩ Phan Nhân sẽ được đưa về tư gia để thờ cúng.

(Theo SGGP - TTO)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục