“Sẽ tiếp thu các góp ý để hoàn thiện quy định xét tặng danh hiệu nghệ sĩ”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/8/2015 | 10:57:40 PM

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã đưa quan điểm khi được hỏi về những tranh cãi “nảy lửa” xung quanh chuyện phong tặng danh hiệu nghệ sĩ Nghệ sĩ ưu tú-Nghệ sĩ nhân dân suốt thời gian qua.

Những tranh cãi quanh chuyện phong tặng nghệ sĩ luôn nóng và luôn... không có hồi kết
Những tranh cãi quanh chuyện phong tặng nghệ sĩ luôn nóng và luôn... không có hồi kết

Tranh cãi dường như không thể có hồi kết trước mỗi đợt xét tặng danh hiệu nghệ sĩ. Năm nay, những tranh cãi “nổ” ra gay gắt hơn bao giờ hết khi nhiều nghệ sĩ có nhiều cống hiến không được vinh danh, nhiều nghệ sĩ có thành tích nổi bật bị “đánh trượt” vì vi phạm… đạo đức, nhiều nghệ sĩ “tố” Hội đồng xét duyệt cảm tính, bị mua chuộc, trù dập cá nhân… Nhiều nghệ sĩ khác lại cho rằng quy định xét tặng cứng nhắc, cổ hủ, khiến nghệ sĩ bị thiệt thòi (ví như có nhiều đóng góp, có tài năng, nhưng lại thiếu mất… mấy tháng lao động trong nghề như quy định).

Đứng trước câu hỏi về tranh cãi quanh việc xét tặng danh hiệu, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, “Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) là danh hiệu vinh dự Nhà nước được phong tặng cho các nghệ sĩ có phẩm chất đạo đức, tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ. Từ năm 1981 đến nay đã thực hiện 8 đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Hiện nay, đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu này được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 89/2014/NĐ-CP. Tiêu chuẩn thời gian hoạt động nghệ thuật là 20 năm trở lên đối với NSND và 15 năm trở lên đối với NSƯT. Luật cũng không quy định xét đặc cách. Do vậy việc xét tặng các danh hiệu trên phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.

Trước những dư luận tranh cãi cho rằng quy định còn nhiều khe hở, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đưa quan điểm: “Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan chức năng sẽ lắng nghe, tiếp thu các góp ý, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện để đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định cho phù hợp với thực tiễn”.

Đợt xét tặng danh hiệu nghệ sĩ năm 2015 đang đi đến Hội đồng xét tặng cấp Nhà nước- là cấp cuối cùng. Các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT-NSND năm nay sẽ được đích thân chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu, dự kiến vào tháng 9 tới.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục