Độc đáo nghệ thuật làm tranh từ phế liệu

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/8/2015 | 7:53:14 AM

Rơm rạ, vải vụn, dăm bào, mùn cưa, vỏ trứng… tưởng chừng là những thứ bỏ đi nhưng lại có thể tạo nên những bức tranh độc đáo được ưa chuộng trên thị trường.

Bức tranh đầu tay của Nguyễn Đình Quân là một bức tranh trừu tượng mang tên "Khi yêu", mô phỏng hai khuôn mặt người, một nam, một nữ. Khuôn mặt làm từ vỏ trứng được bóp vỡ một cách tự nhiên, đôi mắt được làm bằng sợi len, lớp nền được trang trí bằng hạt kê và vỏ của củ hoa lay ơn. Các nguyên liệu được kết dính với nhau bằng keo sữa - loại keo thường dùng trong trang trí nội thất.

Anh Nguyễn Đình Quân cho biết, kỳ công nhất là công đoạn xử lý nguyên liệu sao cho vừa thân thiện với môi trường lại có độ bền cao. Các nguyên liệu được sấy hoặc phơi khô để đảm bảo tranh không bị mốc mà màu sắc vẫn tươi và bền đẹp. Trong khi đó, công đoạn kết dính nguyên liệu cần sự sáng tạo nhiều nhất.

“Có những bức tranh mình phải nghĩ rất lâu mới quyết định nên làm thế nào và định hình được trong đầu là nguyên liệu nào gắn vào phần nào trong bức tranh để màu sắc hài hòa” - Nguyễn Đình Quân nói.

Tranh của Nguyễn Đình Quân phong phú về thể loại, gồm tranh phong cảnh, tranh dân gian, trừu tượng và tranh chủ đề trẻ em. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh cỡ 30 x 40cm phải mất trung bình 3 - 4 ngày làm việc liên tục. Những bức cỡ lớn phải mất hàng tuần, thậm chí 1 tháng.

Được làm thủ công hoàn toàn nên mỗi bức tranh là một sản phẩm độc nhất vô nhị và không thể sản xuất hàng loạt. Đó là lý do khiến tranh làm từ phế liệu được ưa chuộng trên thị trường.

Không chỉ có chỗ đứng trong nước, tranh làm từ phế liệu của Nguyễn Đình Quân còn chinh phục cả khách hàng nước ngoài. Năm 2011, anh xuất 1 lô gần 30 bức tranh sang Pháp, sau đó tạm dừng xuất khẩu để tập trung đầu tư cho công việc sáng tác.

(Theo VTV)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục