Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào văn nghệ quần chúng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/8/2015 | 2:51:33 PM

YênBái - YBĐT - Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) trong toàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các cơ sở trong tỉnh có tổ, đội văn nghệ hoạt động thường xuyên. Hoạt động văn nghệ không chuyên này không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong giáo dục tư tưởng, đấu tranh đẩy lùi các tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

Tổ khúc hát múa chào mừng Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Đội Văn nghệ quần chúng tỉnh tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng ở Quảng Trị.
Tổ khúc hát múa chào mừng Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Đội Văn nghệ quần chúng tỉnh tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng ở Quảng Trị.

Trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới và đấu tranh với những cái lỗi thời, đặc biệt là những hủ tục, thành kiến lạc hậu đã ăn sâu vào trong mỗi người dân, phong trào VNQC là thứ vũ khí sắc bén. Còn đối với đời sống văn hóa xã hội, VNQC lại được xem là hoạt động văn nghệ không chuyên, từ đó tạo điều kiện để quần chúng sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng của mình. Để tổ chức tốt các phong trào văn hóa  nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, cùng các cấp chính quyền Trung tâm Văn hoá tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đội VNQC hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, từ  hỗ trợ đạo cụ, loa đài, trang phục… tới đầu tư nghiên cứu, xây dựng công phu nhiều loại hình nghệ thuật có nội dung phong phú, đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, Trung tâm còn tập trung triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì tốt các hoạt động văn nghệ như: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân dân, đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động, khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa văn nghệ (VHVN) truyền thống của địa phương, không ngừng đổi mới việc tổ chức các hoạt động tại chỗ để thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở, đồng thời chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và thị hiếu của xã hội…

Không những thế, hàng năm, tại các địa phương còn thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ, chiếu phim… phục vụ người dân, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng sâu và đó như một kênh tuyên truyền bổ sung nhiều kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.

Nét đặc biệt trong phong trào văn hóa VNQC là có sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát hoặc từ các tổ, đội văn nghệ, kể cả khi gặp khó khăn, thiếu thốn về điều kiện hoạt động hay cơ sở vật chất. Vì thế, mỗi tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật, phù hợp để thỏa mãn niềm say mê ca hát, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng dân cư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 1.630 tổ, tốp, câu lạc bộ, đội văn nghệ thuộc 130 xã, phường, thị trấn; mỗi tổ, đội có từ 15 đến 30 hạt nhân văn nghệ. Các hạt nhân vừa có khả năng tập hợp, tổ chức, phát triển phong trào, vừa sáng tác kịch bản, đạo diễn…

Hàng năm, các hoạt động VHVN quần chúng được các địa phương tổ chức gắn với với các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn của dân tộc. Đặc biệt là vào dịp tết Nguyên đán hàng năm, nhiều hoạt động được Trung tâm hướng dẫn tổ chức như: hát dân ca, hát ru… góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra các hoạt động vui chơi văn hóa lành mạnh trong nhân dân.

Nhiều câu lạc bộ (CLB) VNQC hoạt động có hiệu quả như: CLB Nghệ thuật cựu chiến binh, CLB Cựu giáo chức... Qua đó, các địa phương đã quan tâm, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động VHVN, huy động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, đơn vị và cá nhân tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quê hương. Tiêu biểu như CLB Sân khấu nghệ thuật dân tộc hiện có 34 thành viên là các nghệ nhân, những người yêu thích nghệ thuật dân tộc. Sau mỗi năm hoạt động, các hội viên CLB đã có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo và truyền dạy các làn điệu dân ca, hát xẩm, hát chầu văn... Không chỉ ở các địa phương, phong trào VNQC còn lan rộng đến hầu khắp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể trong tỉnh.

Ông Trần Văn Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh cho biết: “Để mở rộng và nâng cao các hoạt động VHVN quần chúng, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường phối hợp với các ban, ngành tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động VHVN quần chúng ở địa phương. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về VHVN thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động của các CLB văn hóa, VNQC với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, đồng thời tăng mức đầu tư kinh phí hoạt động cho phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật quần chúng. Quan tâm bồi dưỡng, kết nạp vào CLB những hội viên trẻ tuổi, tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn”.

Thu Hiền

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục