Ra mắt bản dịch “Nhật ký trong tù” tiếng An-ba-ni

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/10/2015 | 8:36:56 AM

Hôm qua, ngày 21-10, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt bản dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng An-ba-ni.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh, đây là một phần kết quả từ Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, đưa những tinh hoa văn hóa và văn học Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Có mặt tại lễ ra mắt sách, nhà thơ - dịch giả Gjeke Marinaj (Giếc Ma-ri-nai), người Mỹ gốc An-ba-ni cho biết, đã từ lâu ông rất yêu mến đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách một nhà thơ, một lãnh tụ và một chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình. Ông đã làm việc miệt mài nhiều tháng, tham khảo nhiều bản dịch và cả bản thơ chữ Hán của “Nhật ký trong tù” để có một văn bản dịch sang tiếng An-ba-ni hoàn chỉnh nhất.

Lần đầu xuất bản, “Nhật ký trong tù” được in 5.000 cuốn và phát hành tại các nước An-ba-ni, Hy Lạp, Cô-sô-vô, Ma-xê-đô-nhi-a, Mông-tê-nê-grô và Xéc-bi-a. Không chỉ truyền bá kiệt tác “Nhật ký trong tù” tới bạn đọc thế giới, ông còn mong muốn cộng đồng những người nói tiếng An-ba-ni thấu hiểu được tinh thần nhân văn, đoàn kết và những thông điệp hòa bình từ cuốn sách.

Cho đến nay, tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch ra 25 tiếng trên thế giới.

                                                            (Theo NDĐT)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục