Độc đáo tục treo tranh của người Dao Nậm Lành

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/1/2016 | 11:04:47 AM

YBĐT - Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết tết đến, cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các vật dụng phục vụ cho dịp tết Nguyên đán thì người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn còn tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.

Người chủ gia đình phải mang lễ đến nhà thầy cúng để nhờ thầy xem giúp tuổi của mình hợp với ngày nào trong tháng. Thầy mo sẽ chọn ngày phù hợp với tuổi của gia chủ, sau khi cúng lễ xong thì tiến hành vẽ tranh.

Theo ông Lý Hữu Vượng - Nghệ nhân vẽ tranh trong xã, thì từ thời xa xưa, trên bàn thờ của mỗi gia đình người Dao đều có những bức tranh mang nội dung riêng biệt. Tranh thờ khác nhau cả nội dung, hình thức và kích thước tùy thuộc vào gia chủ giàu hay nghèo. Những bức tranh được các nghệ nhân dùng những ký tự riêng để vẽ vua và các thần gồm: Thần Ngọc Thanh (Tồ tác) là ông thần coi giữ bầu trời, thần Thượng Thanh (Lềnh pú) là ông thần coi giữ mặt đất, thần Thái Thanh (Lềnh sị) - ông thần coi giữ âm phủ… Đây là các vị thần linh thiêng mà khi thờ cúng luôn được đặt cao hơn tất cả các thần khác.

Theo quan niệm của người Dao xã Nậm Lành, khi những bức tranh thờ đã cũ, hoặc con cháu ra ở riêng và làm nhà mới thì người chủ gia đình đều phải nhờ thầy vẽ lại tranh mới. Có như vậy thì vua và các thần mới phù hộ, che chở cho gia đình có cuộc sống bình an và làm ăn phát đạt, con cháu không bị ốm đau bệnh tật. Khi các bức tranh được vẽ xong, gia chủ chuẩn bị lễ đến để trả tiền giấy và trả công thầy cúng, lễ vật tùy thuộc vào kinh tế và tấm lòng của gia chủ mà lợn, gà to hay bé để “rửa mặt” và “mở mắt” cho tranh.

Sau đó thầy cúng chọn ngày để mang tranh đến tận nhà gia chủ và làm thủ tục treo tranh mới cho gia chủ. Mâm lễ cúng treo tranh mới hay còn gọi là Lễ Khai quang của người Dao ở Nậm Lành gồm: một chén nước lã, một bát hương, 5 chén rượu trắng...

Đến 1 giờ sáng, thầy mo bắt đầu tiến hành làm lễ cúng: báo cáo với các thần linh và ông bà tổ tiên; thần rừng, thần núi... cầu mong phù hộ cho con cháu một năm mới có sức khoẻ, có cơm no áo ấm, thóc lúa đầy nhà, lợn gà đầy chuồng… Tất cả các thủ tục, từ mổ lợn đến cúng và treo tranh của người Dao ở đây đều được diễn ra trong đêm. Khi trời sáng thì bắt buộc mọi việc phải được hoàn tất. Đến lúc mặt trời lên, gia đình hạ cỗ và nấu nướng cho bữa tiệc mừng tranh mới. Lúc này bạn bè và bà con lối xóm mới đến chúc mừng và chúc phúc cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo như chia sẻ của ông Lý Kim Kinh - Bí thư Đảng ủy xã, thì ngày nay, khi cuộc sống đang dần đổi thay nhiều gia đình, nhất là lớp trẻ cũng không còn chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy những bản sắc riêng biệt của đồng bào, bởi vậy việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào người Dao nơi đây rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các sở ban ngành, bên cạnh đó cũng cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các buổi truyền thông, chương trình ngoại khóa trong các trường học. Có  như vậy mới không bị mai một những bản sắc riêng có của đồng bào.

Tục treo tranh của người Dao Nậm Lành vào dịp năm hết, tết đến chính là những nét đẹp văn hoá mang đậm tính nhân văn, phản ánh chân thực cuộc sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào, đồng thời thể hiện khát vọng vươn tới một cuộc sống ấm no thịnh vượng, hạnh phúc trong cộng đồng dân tộc của xã vùng cao này. 

Thanh Tân

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục