Phát huy giá trị xòe Thái Mường Lò

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2016 | 9:46:45 AM

YBĐT - Năm 2015, xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân thị xã Nghĩa Lộ trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của đồng bào Thái.

Múa xòe - nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Thái vùng Mường Lò.
Múa xòe - nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Thái vùng Mường Lò.

Niềm vinh dự này cũng đặt ra nhiệm vụ cho các cấp, ngành trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp lưu giữ, phát huy những giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật dân gian này trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là gắn với Đề án Xây dựng thị xã Văn hóa - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 - 2020.

Trong hành trình đưa xòe Thái Mường Lò – Nghĩa Lộ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, những người thực hiện đề tài đã phải thực hiện biết bao nhiêu chuyến đi tới khắp các tỉnh Tây Bắc để nghiên cứu, sưu tầm, chứng minh rằng, Mường Lò là nơi sản sinh, nuôi dưỡng, gìn giữ sáu điệu xòe cổ.

Đồng chí Lò Thị Huân - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ, dù bận rất nhiều công việc nhưng cũng đã dành bao tâm sức trong suốt 3 năm với vai trò chủ nhiệm đề tài, xây dựng báo cáo khoa học nghiên cứu bảo tồn, lưu truyền 6 điệu xòe cổ. Kết quả của đề tài khoa học này, đã khẳng định rằng: vùng đất Mường Lò, gồm thị xã Nghĩa Lộ và một phần huyện Văn Chấn là đất tổ của người Thái đen Tây Bắc. Trải qua bao thế hệ cư trú ở đây, những điệu xòe ra đời như một sự tất yếu mang đậm những giá trị văn hóa và nhân sinh cao đẹp, những triết lý sâu sắc trong từng động tác, từng điệu xòe”.

Ông Lò Văn Biến ở phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ là thành viên của nhóm đề tài cho biết, trong quan niệm của người Thái cổ: “Mí kin mí muôn - có ăn, có vui”, nghĩa là múa xòe giống như cơm ăn, áo mặc, lửa và nước uống hàng ngày. Vì thế, sau mỗi lần săn bắt, mỗi mùa vụ bội thu, đám cưới, mừng nhà mới… người Thái đều tổ chức xòe ngay trong nhà sàn. Mọi người không phân biệt già, trẻ, gái, trai đều nắm tay nhau sôi động trong điệu xòe. Múa xòe khiến cho con người thân thiện với nhau, hòa đồng với thiên nhiên, hứng khởi sau những thành quả lao động và được tiếp thêm nghị lực sống để thêm yêu bản mường, quê hương. Đồng thời, chính không gian ấy đã góp phần làm nên một phần của bản sắc văn hóa tộc người Thái.

Qua sưu tầm, phục dựng các điệu xòe cổ cho thấy, từ điệu xòe vòng mang tính sơ khai, dần dần đã phát triển thành những điệu xòe phức tạp hơn, nhiều động tác hơn và đẹp mắt hơn như điệu “nhôm khăn” có nghĩa là tung khăn; điệu “ỏm nọm tốp mư” nghĩa là đi vòng tròn vỗ tay; điệu “đổn hôn” là xòe bước tiến lùi; điệu “phá xí” nghĩa là bổ bốn; điệu “khắm khen” nghĩa là nắm tay cùng xòe; cuối cùng là điệu “khắm khăn mơi lảu” tức là nâng khăn mời rượu.

Những điệu xòe cổ chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ của người Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng ngôn ngữ của múa dân gian cùng với những điệu khắp (hát) trữ tình, các điệu khèn, điệu pí… khiến cho 6 điệu xòe cổ mãi ăn sâu vào lòng người Mường Lò.

Chị Hoàng Thị Tuyến, dân tộc Thái trong đội múa xòe của phường Tân An cho biết: chỉ một động tác, một dáng đi, cách đứng, cách xếp đội hình, cách chuyển động cũng là những cung bậc sắc thái, những ý nghĩa khác nhau mà điệu xòe thể hiện. Chẳng hạn, điệu xòe nhôm khăn sôi động với chiếc khăn thổ cẩm sắc màu rực rỡ quàng qua cổ, hai tay tung khăn theo nhịp trống thể hiện sự tươi vui, phấn khởi khi mùa màng bội thu. Điệu xoè đổn hôn mang ý nghĩa, dù cuộc sống có lúc nghiêng ngả, sóng gió nhưng tình người vẫn vẹn nguyên.

Du khách Trần Thị Hiền đến từ Hà Nội cũng cho biết: “Một cảm giác thật lạ khi được hòa mình vào những điệu xòe Thái. Tay xiết chặt tay, bên ánh lửa hổng, chân bước nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng chiêng khiến tâm hồn thanh thản và thân thiện trước bao con người không phân biệt chủ, khách, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội...

Ai đã một lần đến Nghĩa Lộ, lại được nắm tay các cô gái Thái để hoà mình vào những nhịp trống, bước chân rộn ràng của những điệu xòe, đều có chung một cảm nhận những điệu xòe ấy khơi dậy những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con người; có sức cảm hóa và thuyết phục một cách rất tự nhiên; hướng con người hướng tới lối sống lành mạnh, bồi đắp cho các thế hệ những tư tưởng tình cảm cao đẹp. 6 điệu xòe cổ không chỉ để thỏa mãn cảm xúc thẩm mỹ, mà hơn thế, còn là tri thức dân gian, có tác dụng kích thích phát triển nhận thức của con người, góp phần giúp con người thêm hiểu tự nhiên, sống hòa với tự nhiên, biết điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với đạo làm người.

Lê Phiên - Nhật Thanh

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục