Festival Huế 2016 mở màn với đêm khai mạc hoành tráng và đặc sắc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/4/2016 | 9:31:51 AM

Tối 29/4, Festival Huế 2016 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, 710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế" đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội, Huế.

Một tiết mục biểu diễn trong lễ khai mạc.
Một tiết mục biểu diễn trong lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức thành công Festival Huế trong những năm qua.

Với kinh nghiệm và thành công của 8 kỳ Festival trước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tin tưởng Festival Huế 2016 sẽ tiếp tục là một thành công lớn, từng bước đưa Festival Huế trở thành một thương hiệu quốc tế, góp phần xứng đáng vào các nỗ lực giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với khu vực và trên toàn thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định Festival Huế đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn và lễ hội đặc sắc thường kỳ ngày càng được dư luận quan tâm và thu hút ngày càng đông hơn sự tham dự của người dân từ mọi miền của đất nước cũng như khách quốc tế đến từ khắp năm châu.

Festival Huế 2016 càng có ý nghĩa khi được tổ chức đúng dịp kỷ niệm "710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế" và "380 năm đô thị Huế." Vùng đất lịch sử-địa linh-nhân kiệt này là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di sản văn hóa của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh hoa của dân tộc Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản chung của nhân loại.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư trùng tu, bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế trong kế hoạch trung hạn 2016-2020 gắn liền với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản phi vật thể và bảo vệ cảnh quan môi trường.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các bộ, ngành, với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng bào cả nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, cần triển khai tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của Cố đô Huế, tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra là "xây dựng Thừa Thiên-Huế ngày càng phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, xây dựng thương hiệu Thành phố Huế - thành phố Festival nổi tiếng thế giới," để Huế thực sự là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của một điển hình kiến trúc "đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường."

Đối với quốc tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng Festival Huế đã trở thành một biểu tượng của hội nhập quốc tế về văn hóa của Việt Nam và là nơi nhiều nước, nhiều tổ chức và nhà hoạt động văn hóa các nước hướng đến để giới thiệu về mình và bày tỏ mong muốn tăng cường giao lưu, phát triển hợp tác văn hóa với Việt Nam, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết được tổ chức từ ngày 29/4 đến 4/5, Festival Huế 2016 nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế. Đây cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu các vùng văn hóa tiêu biểu của Việt Nam với các nền văn hóa thế giới, qua đó tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị đích thực của văn hóa đương đại, đồng thời một lần nữa khẳng định văn hóa thực sự là cầu nối giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, xóa nhòa mọi ranh giới, rào cản.

Với các hoạt động diễn ra trên khắp các địa bàn tỉnh, Festival Huế 2016 không chỉ tiếp tục hướng đến việc quảng bá hình ảnh của một Cố đô Huế đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc nhưng cũng không kém phần năng động, trẻ trung trong thời kỳ hội nhập quốc tế mà từ đó, du khách sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về văn hóa Huế, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Thừa Thiên-Huế và các địa phương trong vùng phát triển ngày một mạnh mẽ, bền vững hơn.

Festival Huế 2016 có 36 đơn vị nghệ thuật chính thức tham gia, trong đó có 23 đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ 17 quốc gia trên thế giới. Các chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đoàn sẽ được diễn ra hàng đêm trên các sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định cũng như một số điểm diễn giao lưu khác trên địa bàn thành phố.

Có hơn 50 hoạt động lễ hội, văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng, đầy màu sắc, với sự tham gia của đông đảo lực lượng nghệ sỹ, diễn viên và công chúng, bao gồm các cuộc trưng bày, triển lãm, nghệ thuật sắp đặt; các họat động trình diễn nghệ thuật, văn hóa cộng đồng, hoạt động đồng hành, hưởng ứng; tour, tuyến du lịch..., Festival Huế 2016 hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách và công chúng tham dự cả ngày lẫn đêm.

Trong thời gian tổ chức Festival Huế 2016, thành phố Huế còn được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Ngoại giao chọn đăng cai tổ chức phiên họp đầu tiên của Dự án "Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa của Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh" với sự tham dự của các thị trưởng, đại diện thành phố từ các nước thành viên của Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC).

Đặc biệt, Festival Huế 2016 thu hút sự quan tâm của gần 100 cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế với gần 600 phóng viên đăng ký tác nghiệp tại lễ hội.

Sau phần khai mạc, Festival Huế 2016 tiếp tục các chương trình nghệ thuật với chủ đề "Huế đẹp và thơ," thể hiện nhiều tiết mục hoành tráng, đặc sắc như "Âm sắc hội Cố đô," "Trầm tích thơ Huế," "Lục triệt Hoa Mã Đăng" do các đoàn nghệ thuật cung đình Huế, ca kịch Huế, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nhạc viện Âm nhạc Huế trình diễn.

Ngoài ra, Festival Huế 2016 còn các tiết mục múa hát Hà Nội-Huế-Sài Gòn của các đoàn nghệ thuật trong nước; cùng các tiết mục hát múa của các đoàn nghệ thuật đến từ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Israel trình bày...

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục