Khai mạc Liên hoan âm nhạc châu Á-Thái Bình Dương tại Nga

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/6/2016 | 7:58:11 AM

Tối 24/6 theo giờ địa phương, tại thành phố Krasnoyarsk, Nga, lễ khai mạc trọng thể Liên hoan âm nhạc châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 5 đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 17 quốc gia trong khu vực và nước chủ nhà Nga.

Một tiết mục tại liên hoan.
Một tiết mục tại liên hoan.

Chương trình lễ khai mạc được mở màn bằng tổ khúc vũ đạo hoành tráng mang tên “Siberia của tôi” do Đoàn ca múa viện hàn lâm quốc gia Siberia biểu diễn trong nền nhạc do dàn nhạc giao hưởng Krasnoyarsk thực hiện.

Phát biểu tuyên bố khai mạc liên hoan, Thống đốc vùng Krasnoyarskyi Krai Viktor Tolokonskyi nhấn mạnh Liên hoan âm nhạc châu Á-Thái Bình Dương không chỉ đơn thuần là chương trình nghệ thuật đặc sắc, mà còn thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực, là cơ hội giao lưu văn hóa và hiểu biết giữa các quốc gia, tạo quan hệ tin tưởng lẫn nhau.

"Mong muốn của người dân toàn thế giới là được sống trong hòa bình và hữu nghị," ông Viktor Tolokonskyi tuyên bố.

Tổng Thư ký UNESCO đã gửi thư chào mừng với nhấn mạnh rằng Liên hoan âm nhạc châu Á-Thái Bình Dương là ngày lễ âm nhạc, nghệ thuật và đối thoại văn hóa ở cấp độ quốc tế.

Ngay sau lời tuyên bố chính thức khai mạc liên hoan, các nghệ sỹ Nga và quốc tế đã trình diễn nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn.

Theo ban tổ chức, liên hoan âm nhạc lần này quy tụ hơn 300 nghệ sỹ đến từ 18 quốc gia gồm: Mỹ, Argentina, Venezuela, Colombia, Mexico, Panama, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Hàn Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Uruguay, Philippines, Nhật Bản và Nga.

Đại diện cho nước chủ nhà Nga là đoàn nghệ sỹ hùng hậu đến từ các nước cộng hòa tự trị Tatarstan, Buryatia, Khakasya, Tuva, Yakutia, các tỉnh Kemerov, Novosibir và Krasnoyarsk - thành phố đăng cai liên hoan.

Chương trình liên hoan gồm hơn 50 hoạt động khác nhau, giới thiệu các dòng âm nhạc cổ điển, hiện đại, nhạc dân gian và Jazz.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục