Độc đáo sắc màu thổ cẩm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/9/2016 | 7:33:25 AM

YBĐT - Những năm gần đây, Mù Cang Chải đã trở thành điểm đến của nhiều du khách, không chỉ bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang chín vàng, những biển mây trắng bồng bềnh trên đỉnh đèo Khau Phạ mà những sản phẩm thổ cẩm mang đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc Mông đã tạo nên sức hấp dẫn, ấn tượng cho du khách.

Công đoạn vẽ sáp trên nền vải thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Mông.
Công đoạn vẽ sáp trên nền vải thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Mông.

>> XEM VIDEO: Miền Tây nổi nhạc

Để tận mắt thấy những nét hoa văn độc đáo riêng có được tạo ra từ những bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Mông, tôi đến xã Chế Cu Nha - nơi có tổ làm các sản phẩm thổ cẩm do Hội Phụ nữ xã tổ chức.

Tại gia đình chị Hảng Thị Lỳ - bản Háng Tầu Dê một gia đình có tới 3 thế hệ làm thổ cẩm, chị Lỳ cho biết: “Vải thổ cẩm là thứ người Mông tự làm để thêu may váy, áo sản phẩm này được tạo ra từ sợi lanh vừa có độ bền, vừa phù hợp với khí hậu khắc nghiệt vùng cao. Ngay từ khi còn nhỏ, các em gái người Mông đã được hướng dẫn trồng lanh, làm thổ cẩm".

Công việc không những thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ mà còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của phụ nữ Mông. Bởi vậy, những sản phẩm thổ cẩm với sự trang trí, phong phú và độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, theo các gam màu chủ đạo trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím dần hiện lên nền vải lanh đã trở thành nét văn hoá của người Mông từ bao đời nay.

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm chỉ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng, nhưng rồi với sự khéo léo của người phụ nữ Mông những sản phẩm thổ cẩm như: váy, áo, khăn quàng, khăn trải bàn, tranh thổ cẩm, dây đeo tay hay những chiếc mắc chìa khóa xinh xắn đã trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Đặc biệt, các gian hàng thổ cẩm trưng bày và bán phục vụ du khách Tuần Văn hóa - Du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016, đã luôn thu hút rất đông du khách tham quan và mua làm quà lưu niệm.

Sản phẩm thổ cẩm rất đa dạng, độc đáo với giá cả hợp lý từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn cũng có khi cả triệu tùy theo sự cầu kỳ trên những nét hoa văn của từng sản phẩm đã trở thành những món quà tặng quý của du khách. Chị Van Crugten Saskia - du khách người Pháp chia sẻ: “Tôi rất thích những sản phẩm thổ cẩm, bởi các sản phẩm này mang nét đặc trưng văn hoá vùng Tây Bắc Việt Nam, tôi nghĩ những món quà này thật sự có ý nghĩa cho chuyến đi của tôi”.

Trong Tuần Văn hóa - Du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016 đến với các hoạt động trải nghiệm văn hoá truyền thống, du khách sẽ được tham gia cùng người dân địa phương se lanh, vẽ sáp, nhuộm chàm, và dệt lên những nét hoa văn trên chất liệu vải thổ cẩm. Được tận mắt chứng kiến cách tạo ra những sợi lanh, được đứng bên khung dệt đơn sơ mà độc đáo, hiệu quả của người Mông, chắc hẳn du khách sẽ thỏa lòng. Cùng đó các hoạt động cùng gặt lúa, đập lúa, tham gia nấu rượu thóc và thưởng thức những món ăn đậm bản sắc của đồng bào vùng Tây Bắc sẽ làm chuyến đi thêm những kỷ niệm ấn tượng.

Đồng chí Phạm Văn Thành - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: “Phát huy những truyền thống văn hoá đặc sắc trong đồng bào dân tộc Mông, góp phần phát triển du lịch, huyện Mù Cang Chải đã triển khai Đề án “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013 - 2015 định hướng đến năm 2020”.

Trong đó, củng cố xây dựng nghề truyền thống, dụng cụ lao động sản xuất các ngành nghề (trồng trọt, chăn nuôi, dệt thổ cẩm, thêu…); giữ gìn trang phục, trang sức truyền thống. Đặc biệt là việc tạo ra các sản phẩm cụ thể phục vụ chiến lược phát triển du lịch của huyện”. Đề án này có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện để người dân địa phương phát huy những giá trị văn hoá truyền thống phát triển du lịch làm cho Mù Cang Chải trở thành điểm đến hấp dẫn, ấn tượng cho du khách trong nay mai.

Minh Huyền

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục