Đền Cầm Hánh - Di tích lịch sử cấp tỉnh ở thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2016 | 7:14:37 AM

YBĐT - Cách trung tâm tỉnh Yên Bái 82 km về phía Tây Nam, di tích đền thờ Cầm Hánh tọa lạc tại tổ dân phố 5, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ với diện tích khoanh vùng bảo vệ trên 1.500 m2, với kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ mà mộc mạc gần gũi, thân quen với người dân nơi đây. Đền thờ Cầm Hánh là một trong những điểm đến du lịch tâm linh trong khuôn khổ hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2016.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (giữa) cùng lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ làm lễ khởi công xây dựng Đền Cầm Hánh.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (giữa) cùng lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ làm lễ khởi công xây dựng Đền Cầm Hánh.

>>Khởi công xây dựng đền Cầm Hánh

Cuối thế kỷ XIX, nhân dân Bắc Kỳ nói chung, nhân dân Mường Lò - Văn Chấn - Nghĩa Lộ nói riêng đang ráo riết chuẩn bị kháng chiến chống Pháp thì lại phải đương đầu với giặc Cờ Vàng là tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Bọn chúng đi đến đâu cũng thẳng tay cướp phá, giết hại dân lành, làm cho bản làng xơ xác, nhân dân cực khổ, nhiều nơi người dân phải chạy trốn vào rừng sâu lánh nạn. Cuộc sống của nhân dân các dân tộc cơ cực như con thú trên rừng.

Trước tình hình vừa đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, lại phải đương đầu với giặc Cờ Vàng, Nguyễn Quang Bích là quan Tuần phủ Hưng Hóa, đã vận động nhân dân chủ động chuẩn bị đánh Pháp và dẹp giặc Cờ Vàng. Vùng Mường Lò do Phó đề đốc quản hiệp Cầm Ngọc Hánh (ông là con trưởng Tạo Đúc, có các em trai là Cầm Chiêu, Cầm Tám, Cầm Vạn và Cầm Hiệp) trực tiếp chỉ huy chống giặc Cờ Vàng và chống Pháp khi chúng tiến đánh.

Để chuẩn bị đánh giặc Cờ Vàng, Cầm Hánh đã triệu tập anh em, họ hàng họp bàn phương án đánh giặc ngay khi chúng kéo quân vào Mường Lò, đồng thời vận động nhân dân không hợp tác với giặc, chuẩn bị lực lượng, vũ khí, lương thực, xây thành Viềng Công làm đại bản doanh, bố trí quân chốt chặn, phục kích sẵn tại Mường Min (Gia Hội), Đèo Ách, Thượng Bằng La, Đại Lịch, Mường Hồng (Hưng Khánh)… để đối phó với giặc Cờ Vàng.

Năm 1873, giặc Cờ Vàng tiến vào Mường Lò theo đường Trái Hút (nay huyện Văn Yên), và từ Âu Lâu vào Đại Lịch, Mường Hồng (Hưng Khánh), dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Cầm Hánh nhân dân các dân tộc Mường Lò quyết tâm ra trận sống chết với bọn giặc và quân giặc đã rút lui. Sau một thời gian, quân ta ít, quân địch lại đông nên nghĩa quân phải rút về Mường Lò, quân địch đuổi theo, bị quân Cầm Hánh phục kích đánh tơi bời, giặc chết vô kể.

Cầm Hánh bị thương nhưng vẫn chỉ huy quân truy đuổi địch đến tận doanh trại. Cầm Hánh cho quân về thành Viềng Công cố thủ. Diệp Tài cho quân vây thành, sau nhiều tháng vây hãm Diệp Tài quyết định đánh chiếm, hai bên giao chiến và đều bị thiệt hại nặng. Diệp Tài chiếm được thành, Mường Lò thất thủ, để giữ khí tiết, không để giặc bắt Cầm Hánh đã tự sát.

Trước khi chết ông khuyên bảo quân lính: “Hãy nuôi chí đợi thời cơ”. Cuộc khởi nghĩa không thành nhưng đã khơi dậy ý chí đấu tranh quật cường của người Thái và bà con các dân tộc Mường Lò, góp phần làm nền tảng tinh thần cho nhân dân chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau khi Cầm Hánh tuẫn tiết, để tưởng nhớ, ghi ơn công lao của Phó đề đốc quản hiệp Cầm Ngọc Hánh, bất chấp sự tàn bạo của giặc, đồng bào các dân tộc Mường Lò đã dựng đền thờ phụng ông cùng các nghĩa binh đã hy sinh trong phong trào chống giặc Cờ Vàng. Đền thờ Cầm Hánh xây dựng khoảng năm 1878 - 1880, ngay tại trung tâm Mường Lò (nay thuộc tổ 5 phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ).

Đền có kiến trúc chữ nhất, 4 gian, cột gỗ thông to vuông, mái lợp gianh, xung quanh lịa ván thông làm tường. Đến năm 1944, đền được tu sửa lại, mái lợp ngói, khuôn viên đền mở rộng hơn, xung quanh rào nứa đan mắt cáo, có ao trồng sen, cổng xây. Trong năm, đền diễn ra nhiều tiết lễ như: tết Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng), tết Xíp Xí (rằm tháng Bảy), Lễ giỗ 5 anh em họ Cầm cùng nghĩa quân, Lễ ngày 29 - 30 tết Nguyên đán hàng năm.

Trong đó, Lễ ngày 29 - 30 tết Nguyên đán được xem là quan trọng nhất. Cùng với đó là các hoạt động văn hóa dân gian được tổ chức như hát khắp, múa xòe, hạn khuống, đánh tó mắc lẹ, ném còn... Đền thờ Cầm Hánh còn là biểu tượng linh thiêng gắn với những giá trị văn hóa dân tộc như truyền thuyết Tạo Ngần, Tạo Xuông, lễ hội Xên Bản, Xên Mường, Hạn khuống, hội xòe... của người Thái.

Đến Nghĩa Lộ, du khách sẽ hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của người Thái - Mường Lò, bởi đền Cầm Hánh là thiết chế tín ngưỡng đầu tiên của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, du khách được thưởng thức những món ăn đặc sản và hòa mình vào những lễ hội, điệu xòe say đắm lòng người của đồng bào Thái nơi đây. Vinh dự hơn, mới đây đền Cầm Hánh đã được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Trần Minh  

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục