800 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Cuộc thi "Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2016"

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2016 | 12:10:54 PM

Cuộc thi lần này có sự tham gia của gần 800 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên đến từ 16 đơn vị nghệ thuật Sân khấu truyền thống trên toàn quốc, tổng số gồm 27 vở diễn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 24/9, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, thực hiện Quyết định số 285/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số 2809/QĐ-BVHTTDL, từ ngày 24/9 đến ngày 08/10/2016, Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi "Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2016” tại tỉnh Ninh Bình.

Cuộc thi là hoạt động định kỳ 3 năm/lần do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tạo điều kiện để các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có trách nhiệm tham gia để góp phần xây dựng và phát triển nghệ thuật sân khấu trong thời kỳ mới.

Theo Quy chế tổ chức, Quy chế chấm giải, các tác phẩm tham dự Cuộc thi có chủ đề nội dung, tư tưởng rõ ràng mang đậm giá trị nhân văn, phản ánh tinh thần bất khuất của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước; ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; ca ngợi những nhân tố tích cực, những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới của đất nước.

Tôn vinh đề cao các tác phẩm cần có sự tìm tòi, sáng tạo mới về phương pháp nghệ thuật và hình thức thể hiện, bảo tồn phát huy giá trị đặc trưng của loại hình nghệ thuật Chèo, thể hiện rõ chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật là: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và mang tính dự báo cao. Tác phẩm tham dự cuộc thi có thời lượng từ 90 phút đến không quá 150 phút (không kể thời gian giải lao, nếu có), là những vở diễn được dàn dựng từ tháng 6 năm 2013 đến nay chưa tham gia các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, không sử dụng kịch bản của nước ngoài.

Cuộc thi lần này có sự tham gia của gần 800 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên đến từ 16 đơn vị nghệ thuật Sân khấu truyền thống trên toàn quốc, tổng số gồm 27 vở diễn.

Các đơn vị tham gia gồm Nhà hát Chèo Việt Nam; Nhà hát Chèo Hà Nội; Nhà hát Chèo Hưng Yên; Đoàn Nghệ thuật Chèo Quảng Ninh; Nhà hát Chèo Nam Định; Nhà hát Chèo Quân Đội; Nhà hát Chèo Bắc Giang; Đoàn Nghệ thuật Chèo Thanh Hóa; Nhà hát Chèo Thái Bình; Đoàn Nghệ thuật Thái Nguyên; Nhà hát Chèo Ninh Bình; Nhà hát Chèo Hà Nam; Đoàn Chèo Hải Phòng; Đoàn  Nghệ thuật Chèo Phú Thọ; Nhà hát Chèo Vĩnh Phúc; Nhà hát Chèo Hải Dương.

Trên cơ sở kết quả chấm thi của Hội đồng Giám khảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét để trao Bằng chứng nhận kèm theo tiền thưởng cho các vở diễn, diễn viên đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc và giải thưởng xuất sắc nhất cho tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo.

Cuộc thi "Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016" là cơ sở đánh giá chất lượng nghệ thuật, hiệu quả hoạt động trong 3 năm qua để định hướng phát triển cho những năm tiếp theo đối với các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc.

Cuộc thi cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo nghệ thuật, phương pháp sáng tạo, tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ, điều kiện thực tế của mỗi đơn vị; tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo nghệ thuật bằng giải thưởng cho vở diễn, cá nhân nghệ sĩ theo kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo. Cuộc thi còn là dịp để các đơn vị nghệ thuật đầu tư xây dựng vở diễn mới có chất lượng nội dung và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.

Trong thời gian diễn ra cuộc thi, Ban Tổ chức phân công cho các đơn vị: Nhà hát Chèo Hải Dương, Nhà hát Chèo Hưng Yên, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Chèo Ninh Bình mang những vở diễn tham gia dự thi đến biểu diễn phục vụ nhân dân tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình để đông đảo nhân dân được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục