Chào mừng Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ II - năm 2016

Giữ vẹn bản sắc văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2016 | 8:42:40 AM

YBĐT - Chẳng phải tự nhiên mà xã Viễn Sơn được chọn làm nơi tổ chức Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ Nhất năm 2015. Nếu như Văn Yên nổi tiếng với cây quế thì Viễn Sơn chính là quê hương của loài cây này. Đồng bào Dao ở Viễn Sơn đã trồng quế qua bao thế hệ. Tiếp nối đời này sang đời sau, người Dao gắn bó với cây quế không những chỉ là nguồn thu nhập chủ yếu mà còn bởi các giá trị mang sắc màu văn hóa, tâm linh.

Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở xã Viễn Sơn (Văn Yên). 
(Ảnh: Quyết Thắng)
Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở xã Viễn Sơn (Văn Yên). (Ảnh: Quyết Thắng)

Hòa quyện những ý nghĩa thiết thực như vậy nên cây quế ngày càng có giá trị kinh tế cao đồng nghĩa với những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao cũng ngày càng được giữ gìn, phát huy. “Người là quế mà quế lại là người” - ông Triệu Tiến Bảo, nguyên Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn đã chia sẻ như thế.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương của cây quế, ông Bảo cũng như mọi người khác trong cộng đồng người dân tộc Dao luôn đắm mình trong rừng quế, hương quế. Mỗi rừng quế luôn gắn liền với tên một người chủ và là nơi hẹn hò của bao lứa đôi. Những câu hát Páo dung trữ tình, sâu nặng, ca ngợi tình yêu đôi lứa, mối quan hệ gia đình, tinh thần lao động sáng tạo, đạo đức, lẽ sống... Xuân sang, thanh niên nam nữ người Dao rủ nhau đi hát từ bản này sang bản khác và lại hẹn nhau tiếp tục câu hát Páo dung khi kết thúc vụ mùa vào tháng Tám, tháng Chín âm lịch.

Mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng bào dân tộc Dao có lễ Cầu mùa. Đây là một nghi lễ quan trọng mang nét văn hóa đặc trưng nhất trong hệ thống tín ngưỡng nông nghiệp của họ. Chọn được ngày lành tháng tốt, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật để mời thầy cúng về làm lễ. Lễ này không quá cầu kỳ và theo lệ tổ chức hàng năm mỗi khi bước vào mùa vụ.

Khi các lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất ban cho thời tiết thuận lợi, lúa nặng trĩu bông, cây sai nhiều trái, thóc luôn đầy bồ, lợn gà đầy chuồng, nhà nhà no đủ, bản làng yên vui, mọi sự bình yên. Một điều quan trọng trong lời cầu khấn là phải có lời hứa của dân bản với thần núi, thần rừng, thần đất và trời về việc tất cả dân bản sẽ tích cực bảo vệ rừng, hăng say sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, loại bỏ tập tục lạc hậu...

Kết thúc phần lễ, thầy cúng đưa cum lúa và các hạt giống cho chủ nhà để chờ đến mùa vụ, chủ nhà làm đất và cấy trồng bằng chính những hạt giống này. Ông Bàn Thừa An ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn cho biết: “Dù cho cuộc sống đã thay đổi nhiều nhưng ý nghĩa, giá trị tinh thần của lễ Cầu mùa đối với cộng đồng dân tộc Dao chúng tôi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn”.

Có một nghi lễ dân gian truyền thống độc đáo riêng có mà đồng bào dân tộc Dao đỏ Viễn Sơn đặc biệt coi trọng là lễ Cấp sắc. Lễ này bắt buộc mọi đàn ông dân tộc Dao đều phải thực hiện. Ông Bàn Phúc Chu ở thôn Tháp Cái 2, xã Viễn Sơn cho hay: “Tộc người Dao đỏ chúng tôi ở đây thì đàn ông đều phải trải qua lễ Cấp sắc mới được coi là trưởng thành, mới thực sự là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao. Có như vậy thì cũng mới được thần linh, Ngọc Hoàng, tổ tiên chứng giám, ban cho phúc lộc, có sức mạnh thông thiên thông địa”.

Lễ Cấp sắc có ba bậc: bậc 1 được cấp 3 đèn và 36 binh mã, bậc 2 được cấp 7 đèn và 72 binh mã, bậc 3 được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Tuy nhiên, riêng lễ Cấp sắc 12 đèn thì không bắt buộc vì muốn lên bậc 3 đòi hỏi yêu cầu khắt khe. Lễ Cấp sắc 12 đèn gồm rất nhiều nghi lễ và phải có 12 thầy cúng uy tín đảm nhiệm các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Nghi thức thầy cúng đưa trò lên thiên đình dâng sớ, dâng biểu trình chứa đựng tính linh thiêng, vô cùng trang nghiêm. Tiếp đó, thầy cúng làm lễ dâng hương, lễ truyền dạy đạo làm thầy cho các trò, giáo huấn các trò sau lễ Cấp sắc.

Một lòng thành kính tổ tiên, đề cao phẩm chất đạo đức, ca ngợi tình yêu lao động... là nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống, tâm linh của đồng bào dân tộc Dao. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao vùng quế sẽ như một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại đến tương lai, khơi dậy sức sống bền bỉ, giáo dục con người hướng thiện.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục