Cô gái Vũng Tàu đăng quang Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu 2016

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2016 | 2:53:41 PM

Nguyễn Thị Ngọc Duyên (23 tuổi) vượt qua 41 đại diện các quốc gia khác để đoạt vương miện trong đêm chung kết tại Seoul, Hàn Quốc, tối 24/10.

Ngọc Duyên trong khoảnh khắc được xướng tên.
Ngọc Duyên trong khoảnh khắc được xướng tên.

Trên trang cá nhân, Ngọc Duyên chia sẻ niềm vui và hãnh diện về khoảnh khắc đăng quang. Trước đó, cô tâm sự: "Kết quả thế nào cũng không quan trọng, dù sao cũng cố gắng hết sức rồi. Được đại diện một quốc gia đi thi đã là niềm tự hào vô cùng lớn lao, chúc tất cả các cô gái may mắn và thể hiện hết mình nhé".

Đại diện Việt Nam được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép dự thi vào ngày 3/10. Trong phần thi trang phục dân tộc, Ngọc Duyên chọn áo dài thổ cẩm để khoe vẻ đẹp phụ nữ Việt.

Ngọc Duyên quê ở Vũng Tàu, cao 1,74 m. Cô sở hữu vóc dáng cân đối, làn da trắng mịn và nụ cười đôn hậu đậm chất Á Đông. Ngọc Duyên được nhiều người biết đến từ sau khi đoạt giải đồng Siêu mẫu 2015. Cô cũng từng vào top 5 cuộc thi Người đẹp Phụ nữ thời đại 2012. 

Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu (Miss Global Beauty Queen), diễn ra lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 2005, ca ngợi vẻ đẹp, lòng nhân ái và khẳng định sức mạnh của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Ban đầu, cuộc thi chỉ dành cho đại diện các thành phố trên thế giới. Năm 2011, cuộc thi được tổ chức tại Hàn Quốc với quy mô lớn hơn dành cho đại diện các quốc gia. Thí sinh Phan Thị Hương Giang của Việt Nam từng vào Top 15 Miss Global Beauty Queen 2011.

Năm ngoái, trong cuộc thi diễn ra tại Hàn Quốc, người mẫu Lâm Thùy Anh được trao danh hiệu Á hậu 4 dù thi chui. Cô bị phạt 22,5 triệu đồng khi về nước. Miss Global Beauty Queen 2015 là Vethaka Pethsuk đến từ Thái Lan.

Năm nay, cuộc thi được tổ chức tại Seoul từ ngày 4 đến 24/10.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục