Chơi hoa ngày xuân

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/1/2017 | 9:22:04 AM

YBĐT - Từ ngày 25, ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trảy hội, nào hồng, cúc, mai, đào, ly, nào cẩm chướng, lay ơn, thược dược...

Người dân chọn những cây quất ưng ý nhất để chơi tết. 
(Ảnh: Hồng Duyên)
Người dân chọn những cây quất ưng ý nhất để chơi tết. (Ảnh: Hồng Duyên)

Hòa cùng với niềm giao hoan của đất trời và lòng người mỗi dịp tết đến xuân về, không thể không kể đến sắc thắm bung tỏa ngợp khắp không gian của trăm hoa đua nở.

Nhắc đến mùa xuân, nhắc đến lễ tết, mỗi một gia đình sẽ lại sắm sanh thêm cho ngôi nhà của họ một vài loài hoa, loài cây yêu thích. Từ ngày 25  tế, ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trảy hội, nào hồng, cúc, mai, đào, ly, nào cẩm chướng, lay ơn, thược dược...

Tết đến nhà nào mà thiếu nhành đào, nhánh mai, chậu quất, ấy là tết vẫn chưa thật sự tròn vẹn, đủ đầy. Những ngày giáp tết, trên mỗi cành đào, bung nở những bông hoa thắm hồng, mỏng manh mà đầy kiêu hãnh. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, những bông hoa mọc riêng lẻ chứ không mọc thành chùm, thường khoe sắc nở rộ độ 4 - 5 ngày thì tàn rụng. Nhưng có được cành đào đẹp để trưng trong ngày tết thì phải bỏ công chăm bón rất công phu và tỷ mẩn.

Từ việc đốn cành, tỉa lá, uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất khéo léo và chuẩn xác. Ở miền núi phía Bắc, có một loại đào đặc trưng là đào rừng. Có những cây tuổi đời đã lên tới hàng chục năm, gốc to, mốc xù, tầm gửi quấn quanh thân. Những cành đào rừng ấy được trồng trên vùng cao, lẫn hơi sương của núi rừng. Bởi vậy, nên cành đào cũng mang nét rắn rỏi và đậm hơi thở của núi rừng Tây Bắc.

Ngoài Bắc mùa xuân có hoa đào, còn trong Nam là những nhành mai vàng rực nắng. Mai tượng trưng cho sự cát tường, an lành và bình an. Hoa mai có đài xanh đậm, năm cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Sắc hồng hòa cùng sắc vàng khắp dải đất hình chữ S, báo hiệu một mùa xuân đang đến rất gần. Mỗi một lứa tuổi, mỗi một cá nhân lại có những sở thích và lựa chọn những loại hoa khác nhau. Nhưng dù chọn lựa thế nào thì mai, đào vẫn là hai loài hoa truyền thống, là biểu tượng của tết đến xuân về. Có những nhà, ngoài mai, đào, họ sẽ sắm thêm chậu hoa hồng, thược dược, thủy tiên… Đây đều là những loại hoa có màu sắc rực rỡ, thể hiện sự tươi trẻ và tràn đầy nhiệt huyết.

Là một người rất yêu hoa, chị Nguyễn Thanh Hải ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái chia sẻ: “Ngày tết, tôi rất thích có chậu địa lan đặt trong nhà. Đây là loài hoa quý, màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh khiết, dịu dàng mà lại lâu tàn”.

Bên cạnh thú chơi hoa thật thì nhiều người lại lựa chọn cho tổ ấm của mình những bình hoa giả. Thế giới của các loại hoa giả gồm có: hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa… Những cành tầm xuân được làm bằng lụa, những bát hoa nhựa để trưng trong tủ kính, cả những bình hoa bằng giấy lụa sặc sỡ đầy màu sắc được làm từ những người thợ khéo tay...

“Tôi thấy ngoài thị trường bán rất nhiều kiểu hoa giả đẹp, mua loại hoa này về tôi có thể bày được quanh năm mà không bao giờ lo héo tàn. Hơn nữa, mua hoa giả cũng là lựa chọn kinh tế hơn trong thời bão giá này” - chị Hoàng Hải Yến ở phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vui vẻ tâm sự.

Mùa xuân khởi đầu của một năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ tìm về cội nguồn. Thú chơi hoa ngày tết vừa thể hiện được sự tinh tế của người Việt vừa như một lời nhắn gửi, ước mong xuân đến sẽ mang tài lộc, bình an đến cho mọi người.

Hải Hà

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục