Tiếp tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho hai tác giả Xuân Quỳnh và Thu Bồn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/2/2017 | 7:42:40 AM

Ngày 17-2, ông Nguyễn Thái Bình - Người phát ngôn của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho biết Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật năm 2016 đã ký Tờ trình số 31/T.Tr-HĐGT đề nghị tiếp tục xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật năm 2016 đối với hai cố tác giả là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh và Hà Đức Trọng (Thu Bồn).

Hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.
Hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.

Trong tờ trình có ghi rõ: Bộ VH-TT-DL kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho 2 cố tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh và Hà Đức Trọng (Thu Bồn) có hồ sơ đủ điều kiện và tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước, tuy thiếu Giải thưởng theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ; nhưng các tác phẩm này được Hội đồng đánh giá có giá trị rất cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, tác dụng giáo dục và định hướng thẩm mỹ cao cho thanh, thiếu niên; góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho 2 tác giả nêu trên.

Trước đó, hai trường hợp của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và Thu Bồn không có trong danh sách được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đã khiến dư luận khá bất ngờ. Trao đổi về trường hợp của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng, Bộ VH-TT-DL cho biết: theo cá nhân ông việc hồ sơ xét tặng của nhà thơ Xuân Quỳnh bị xếp lại có nhiều khả năng là do không có giải thưởng. “Vì sao tôi lại nói nguyên nhân là do không có giải thưởng, bởi tất cả các trường hợp khi gửi lên 3 cơ quan nhà nước đều đã đạt tới 90% số phiếu của Hội đồng cấp Nhà nước. Có thể nói đây là số phiếu thể hiện sự đồng nhất rất cao. Còn trong văn bản gửi về Bộ VH-TT-DL không nói rõ nguyên nhân những người không có tên trong danh sách được tặng thưởng mà chỉ ghi: “Chưa xét tặng”. Với trường hợp của nhà thơ Xuân Quỳnh, theo tôi được hiểu là do không có giải thưởng. Mặc dù những bài thơ của nữ nhà thơ đã được bao thế hệ thuộc, trở thành thơ tình gối đầu giường. Biết bao bài hát đã được phổ nhạc từ thơ của bà đã trở thành những bài hát nổi tiếng, sống mãi với thời gian như: Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu… hay như hai tập thơ “Lời ru trên mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng” là một trong số rất nhiều tác phẩm của nhà thơ được đề nghị xét tặng. Hai tập thơ có nội dung tư tưởng phục vụ sự nghiệp cách mạng với một tinh thần lạc quan, vì một ngày mai tươi sáng dù có bị bom đạn tàn phá. Và phải khẳng định rằng nó có giá trị xuất sắc về nghệ thuật.”- ông Cẩn phân tích.

Theo Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL dự kiến lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực VH-NT sẽ được tổ chức vào 11-3, tại Hà Nội.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục