Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở “Kiều” nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/2/2017 | 7:53:44 AM

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ biểu diễn vở “Kiều” với nhiều lát cắt mới về nghệ thuật.

Cảnh trong vở
Cảnh trong vở "Kiều" do Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng. (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam cung cấp).

Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, nổi bật hơn cả đó là kiệt tác “Truyện Kiều”.

Tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du đã từng xuất hiện nhiều lần trong nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp như tuồng, chèo, cải lương, ca kịch, thanh xướng kịch, múa ba lê… Có cả kịch hình thể “Nguyễn Duy với Kiều” hay thử nghiệm "Kiều với opera" của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo… Đến nay, “Truyện Kiều” lại một lần nữa được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng và biểu diễn với sự kết hợp của nhiều yếu tố từ kịch, ca, hình thể, hứa hẹn mang lại hơi thở nghệ thuật mới mẻ và thú vị.

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Anh Tú, đạo diễn vở kịch cho biết, vở diễn được nhà văn Nguyễn Hiếu chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và được dàn dựng với nhiều lát cắt mới về nghệ thuật. Vở kịch mang giá trị hiện thực, phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong thời đại phong kiến…

Bên cạnh đó, “Kiều” còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng…

Vở diễn mang tính thử nghiệm khi kết hợp những hình thức hát, múa. Hình ảnh hoa sen được sử dụng trong tác phẩm với hàm ý như cuộc đời một con người: lúc hé mở ban đầu, lúc sung mãn, lúc tàn khô, héo úa…, nhưng vượt lên trên tất cả chính là sự dâng hiến những cái đẹp, cái tinh túy nhất cho tình yêu, cho cuộc đời…

Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên: Quỳnh Hoa, Việt Thắng, Thùy Hương, Lưu Hoàng, Tô Dũng, Phú Đôn, Lan Hương, Hồ Liên, Xuân Bắc, Đình Chiến… 

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục