Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 7:03:52 AM

YênBái - Ngày 20-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TT về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

Hình ảnh tại Lễ hội Đền Sóc, Hà Nội.
Hình ảnh tại Lễ hội Đền Sóc, Hà Nội.

Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước đã được tổ chức tốt hơn, theo hướng trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm vẫn còn những yếu kém cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục. Hoạt động tổ chức lễ hội vẫn còn biểu hiện thương mại hóa, lợi dụng lễ hội để trục lợi. Một số địa phương còn tùy tiện trong việc cấp phép, nâng cấp, tăng tần suất, mở rộng quy mô tổ chức, phục dựng lễ hội truyền thống không đúng. Một số lễ hội còn tồn tại những tập tục cũ không phù hợp, gây phản cảm như: chém lợn, treo trâu; chen lấn xô đẩy để cướp lộc, cướp ấn, cướp hoa tre…; việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn yếu kém như đốt vàng mã gây lãng phí, ô nhiễm môi trường; công tác vệ sinh môi trường chưa tốt. Một số cơ quan buông lỏng quản lý để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tham gia lễ hội trong giờ làm việc, sử dụng xe công đi lễ hội…

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội, trong việc cưới, việc tang... Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, các tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, ngày truyền thống bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, tránh phô trương; quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tuyệt đối không đi lễ trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng các quy định phù hợp với từng loại hình lễ hội; chấn chỉnh, hướng dẫn các địa phương việc cấp phép tổ chức lễ hội truyền thống, không để xảy ra những hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm nếp sống văn minh gây bức xúc trong dư luận.

Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc tổ chức sự kiện, liên hoan, festival ngành nghề quảng bá sản phẩm hàng hóa. Bộ Công an, Bộ Gao thông - Vận tải, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Y tế tăng cường phối hợp cùng các địa phương thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chống cháy nổ… Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì việc quản lý, sử dụng lưu thông đồng tiền Việt Nam có mệnh giá nhỏ đúng mục đích, văn minh, tiết kiệm…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục