Công bố Logo chính thức kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/5/2017 | 2:01:07 PM

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa công bố Logo của Chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). Logo kỷ niệm trên sẽ được sử dụng trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm Ngày thương binh - Liệt sĩ trong tháng 6 và 7 tới đây.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, logo đã truyền tải đầy đủ ý nghĩa của Chương trình Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ. Logo do hoạ sĩ Lê Phương thiết kế.

Theo diễn giải, cánh chim bồ câu trong logo tượng trưng cho hoà bình. Mắt chim là ngôi sao, màu chủ đạo là Đỏ - Vàng, gợi liên tưởng tới lá cờ Tổ quốc.

Logo truyền thống Ngày thương binh liệt sĩ bên phải, từ Logo bay lên cánh chim hoà bình (cũng là hình ảnh ẩn dụ của Tổ quốc hoà bình), thể hiện ý tưởng về sự tưởng nhớ và tri ân những hi sinh của biết bao thế hệ người lính đã ngã xuống cho đất nước được độc lập, tự do, hoà bình.

Trong Logo, chữ số 70 được phóng to bên trái để cân bằng bố cục, đồng thời cũng là để nhấn mạnh lịch sử lâu dài của ngày kỷ niệm. Vòng tròn bao quanh lo go là hình tượng của sự bất tử, vĩnh cửu; về mặt tình cảm, đó là ẩn dụ của sự chở che, bao bọc.

Hình ảnh tạo vòng tròn màu xanh lá cây ẩn dụ cho màu áo người lính, hàm ý về công lao thầm lặng mà vĩ đại của người lính bảo vệ Tổ quốc.

Được biết hôm 22/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý việc tổ chức các hoạt động của Ban Tổ chức cấp Quốc gia các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch 895/KH-BTCQG ngày 10/3/2017 đã ban hành theo hướng trang trọng, thiết thực, có ý nghĩa và tiết kiệm thể hiện được tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Theo ông Đào Ngọc Lợi - Cục phó Cục Người có công (Bộ LĐ-TBXH), nhiều hoạt động kỷ niệm sẽ được Bộ LĐ-TB&XH và các cơ quan chức năng tổ chức trong tháng 6 và 7, như: Tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2017 vào cuối tháng 7/2017; Tổ chức dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo quy mô cấp quốc gia tại Hà Nội.

Đồng thời, một cầu truyền hình trực tiếp tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng sẽ được tổ chức tại 5 điểm cầu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Điện Biên và Thái Nguyên.

Bộ LĐ-TB&XH cũng tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc; Kỷ niệm truyền thống 45 năm sự kiện Thành cổ và chương trình nghệ thuật "Linh thiêng Thành cổ"; tổ chức liên hoan văn nghệ với chủ đề "Màu hoa đỏ" trong đoàn viên, thanh niên; tổ chức cuộc thi sáng tác âm nhạc về đề tài Thương binh - liệt sĩ v.v...

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục