Thế giới kỷ niệm 100 năm ra đời nhạc jazz

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/6/2017 | 12:22:12 PM

Năm nay, thế giới kỷ niệm 100 năm ra đời nhạc jazz bằng nhiều chương trình đặc biệt, thu hút người xem.

Nhạc jazz xuất phát từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại New Orleans, bang Louisiana.
Nhạc jazz xuất phát từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại New Orleans, bang Louisiana.

Nhạc jazz của New Orleans bắt đầu vào đầu những năm 1910, kết hợp với các cuộc diễu hành của những ban nhạc với những bài hát tập thể. Từ những năm 1920, nhạc jazz đã trở thành một hình thức biểu diễn âm nhạc. Sau đó jazz trở thành một phong cách âm nhạc phổ biến và độc lập. Khi nhạc jazz lan rộng khắp thế giới, nó đã được đón nhận nhiệt tình và được sáng tạo ra nhiều phong cách đặc biệt. Trong những năm 1930, xuất hiện các ban nhạc lớn trình diễn nhạc jazz. Đến những năm 1940 jazz phát triển thêm với nhiều phong cách êm dịu, mượt mà hơn.

Vào thời kỳ đỉnh cao, tại thành phố New York vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 50, nhạc jazz thịnh hành trên khắp các đường phố. Lúc đó, nhạc jazz và nhạc blues ở khắp mọi nơi ở New York, nhưng những người chơi nhạc jazz hay nhất tập trung tại các câu lạc bộ nằm trên đường số 52. Bối cảnh nhạc jazz đường phố ở New York được tái hiện lại trong sự kiện âm nhạc thường niên vào ngày 17-6 tại thành phố Erie, bang Pennsylvania, Mỹ. Có 6 buổi trình diễn của các nhạc sĩ nhạc jazz tại các địa điểm quanh trung tâm thành phố. Các bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ Mỹ như Jerome Kern, Richard Rodgers, Cole Porter và George Gershwin sẽ được trình diễn trong dịp này với các ca sĩ nhạc jazz nổi tiếng.

Ngày 16 - 6 tại thành phố Valencia, bang California, Mỹ cũng đã có đêm khai mạc nhạc jazz và blue kỷ niệm 100 năm nhạc jazz. Tham gia lễ kỷ niệm đặc biệt còn có các điệu nhảy Latin Jazz Dance nóng bỏng cùng với ban nhạc Susie Hansen Latin nổi tiếng. Susie Hansen, nghệ sĩ violin điện và ban nhạc salsa này chơi theo phong cách Afro-Cuban (Cuba gốc Phi) và nhạc jazz Latinh. Susie và ban nhạc đã lưu diễn nhiều nơi trên thế giới, biểu diễn khoảng 150 buổi mỗi năm, bao gồm các sự kiện như Liên hoan nhạc jazz Playboy, Fiesta Broadway, San Jose Jazz Festival và Lễ hội jazz bãi biển Newport, bang California (Mỹ). Sự kiện này được xem là bữa tiệc khiêu vũ Latin lớn năm 2017, hâm nóng dòng nhạc jazz Latinh sôi động.

Nhờ thành công của bộ phim ăn khách La La Land của Damien Chazelle, nhạc jazz đang thịnh hành trở lại sau thời gian dài trên bờ vực “tuyệt chủng”. Những thành công gần đây của Robert Glasper và Kamasi Washington cũng như các album như To Pimp a Butterfly của Kendrick Lamar và Blackstar của David Bowie đã mang lại một phiên bản hiện đại cho jazz. Tại Nhật, một thế hệ các nhạc sĩ trẻ tuổi cũng đang hồi sinh nhạc jazz. Một số nghệ sĩ tài năng của nước này biểu diễn tại Club Quattro, Tokyo vào ngày 14-6 đem lại ấn tượng đặc biệt cho khán giả. Hai nghệ sĩ tuổi đôi mươi là tay guitarist May Inoue và tay trống Shun Ishiwaka, cùng chơi thăng hoa với các nhạc sĩ jazz trẻ tuổi khác. Theo ông Ruike, 41 tuổi là ca sĩ nhạc jazz tương đối kỳ cựu của Nhật, nước này có không ít nghệ sĩ nhạc jazz trẻ tuổi và có khả năng. Nhiều người Nhật rất hâm mộ nhân vật như Robert Glasper, nhạc sĩ keyboard người Mỹ thành công vang dội với album thể loại R and B Black Radio từng đoạt giải Grammy năm 2013. Các nhà phê bình giờ đây nói về “hậu Glasper” như là một thành ngữ riêng biệt, trong đó có vai trò của nhạc jazz để làm nổi bật những nhịp điệu của hip-hop và R and B. Ishiwaka là một trong số họ. Người nhạc sĩ 24 tuổi này là đã chọn nhạc jazz sau khi xem huyền thoại jazz Takeo Moriyama biểu diễn ở tuổi lên 4. Ishiwaka tự tin nói rằng các nghệ sĩ nhạc jazz Tokyo sẽ mang phong cách riêng không theo phong cách Mỹ. Theo anh, mọi người ở nước ngoài đang tìm đến jazz của Nhật Bản vì phong cách rất riêng.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục