Lập hồ sơ đề cử quốc gia "Nghệ thuật xòe Thái" Điện Biên

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/7/2017 | 9:19:58 AM

Ngày 3/7, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Điện Biên tổ chức họp triển khai Đề án lập hồ sơ đề cử quốc gia "Nghệ thuật xòe Thái" tỉnh Điện Biên để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Điện Biên họp triển khai Đề án lập hồ sơ đề cử Quốc gia
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Điện Biên họp triển khai Đề án lập hồ sơ đề cử Quốc gia "Nghệ thuật xòe Thái".

Kế hoạch chi tiết triển khai xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO vinh danh "Nghệ thuật xòe Thái" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại tỉnh Điện Biên được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 5/2017 - 2/2018) với các công việc cần thực hiện là thu thập văn bản, điền dã, kiểm kê, lấy phiếu cộng đồng, quay phim, chụp ảnh; Giai đoạn 2 (từ 4/2018 - 12/2019) là hoàn thiện, sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của UNESCO trong quá trình thẩm định, hội thảo, quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật xòe Thái và bảo vệ hồ sơ ở UNESCO.

Tại buổi họp, tỉnh Điện Biên đã báo cáo tiến độ triển khai xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật xòe Thái của tỉnh. Đến nay, sở đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp danh sách nghệ nhân, địa điểm có thực hành xòe. Đồng thời, cung cấp danh sách nghệ nhân và thông tin, tư liệu về xòe Thái tỉnh cho Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tham khảo, làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện tại tỉnh.

Chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch xây dựng hồ sơ nghệ thuật xòe Thái của tỉnh tham gia bộ hồ sơ Quốc gia trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và gửi ý kiến tham gia của các thành viên Ban xây dựng hồ sơ và UBND các huyện, thị xã thành phố có liên quan...

Nghệ thuật xòe Thái là loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Bắc Bộ Việt Nam, được coi là phương tiện nghệ thuật giao tiếp để kết nối mọi người xích lại gần nhau.

Việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật xòe Thái của tỉnh Điện Biên tham gia vào bộ hồ sơ Quốc gia "Nghệ thuật xòe Thái" trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhằm kiểm kê, nhận diện, đánh giá hiện trạng của di sản và xác định giá trị, vai trò của di sản trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Điện Biên.

Qua đó, tôn vinh giá trị của nghệ thuật xòe Thái, giúp địa phương có những định hướng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản xòe Thái; giới thiệu, quảng bá tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về di sản xòe Thái. Đồng thời, giúp đồng bào Thái nói riêng và nhân dân tỉnh Điện Biên nói chung nhận thức đầy đủ hơn về giá trị và vai trò của di sản xòe Thái trong đời sống hôm nay.

Theo Kế hoạch tổng thể xây dựng hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật xòe Thái" trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, trong lần này sẽ lập hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái ở 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục