Rà soát quy trình thực hành di sản Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/7/2017 | 8:57:26 AM

Cục Văn hóa cơ sở vừa báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về công tác tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), trong đó nhấn mạnh tới việc rà soát quy trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội này. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ xem xét khả năng đưa Lễ hội này ra khỏi Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau khi xảy ra sự cố đáng tiếc tại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, các cơ quan chức năng của Hải Phòng và Bộ VHTT&DL đã vào cuộc. Lễ hội cũng đã tạm ngừng tổ chức.

Ngày 5/7, Cục Văn hóa cơ sở đã nhận được báo cáo của Sở VH&TT Hải Phòng về kết quả kiểm tra, rà soát công tác quản lý và tổ chức vòng đấu loại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2017.

Trên cơ sở đó, Cục đề xuất với Bộ trưởng Bộ VHTT&DL một số nội dung nhằm tìm ra giải pháp đối với công tác tổ chức Lễ hội này.

Theo đó, đề nghị lãnh đạo Bộ VHTT&DL tổ chức buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng để xem xét cụ thể việc tổ chức lễ hội trong thời gian tới; đề nghị lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở chức năng của mình.

Cụ thể, Cục Văn hóa cơ sở sẽ tham mưu trình lãnh đạo Bộ VHTT&DL ban hành văn bản chỉ đạo địa phương nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL quy định về tổ chức lễ hội. Đối với các lễ hội không có cơ sở để khẳng định là lễ hội dân gian truyền thống; có nội dung kích động bạo lực, phản cảm… thì không cấp phép và tổ chức lễ hội.

Cũng tại báo cáo, Cục Văn hóa cơ sở kiến nghị Bộ trưởng đề nghị Sở VH&TT TP. Hải Phòng báo cáo UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND quận Đồ Sơn thực hiện việc tạm dừng hoạt động chọi trâu trong tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017.

UBND quận Đồ Sơn chủ trì tổ chức hội thảo về Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử để tham vấn ý kiến đối với công tác tổ chức lễ hội. Đồng thời, cần tổ chức các buổi tọa đàm để đối thoại, xin ý kiến người dân và cộng đồng.

Trường hợp tiếp tục tổ chức Lễ hội phải dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản văn hóa, trọng tâm là nội dung tổ chức các nghi lễ truyền thống tại địa phương, bảo đảm tính trang trọng, đúng với giá trị của di sản.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục