“Dáng đứng Việt Nam”- Kết nối 4 điểm cầu Bắc - Trung - Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/7/2017 | 9:53:29 AM

Tối 26-7, cầu truyền hình trực tiếp “Dáng đứng Việt Nam” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ được thực hiện tại 4 điểm cầu: tượng đài Bắc Sơn (Hà Nội), Khu di tích Lịch sử quốc gia 27-7 (Thái Nguyên), Thành cổ Quảng Trị, Bến Dược – Củ Chi (TPHCM).

Nhiều người ra đi không để lại một bức thư, một tấm hình.
Nhiều người ra đi không để lại một bức thư, một tấm hình.

Trong cuộc kháng chiến vĩ đại giành lại nền độc lập cho dân tộc, hàng triệu người trở về với những vết thương trên da thịt, hàng triệu người đã ngã xuống. Trong số đó có những người ra đi không để lại một bức thư, một tấm ảnh, chỉ để lại những khoảng trống vô tận trong trái tim những người ở lại.

Xác định đây là chương trình trọng điểm quốc gia nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, trực tiếp Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh chỉ đạo chương trình, nhà báo Tạ Bích Loan chỉ đạo sản xuất và lên ý tưởng kịch bản, ê-kip Ban Thanh thiếu niên sản xuất; Đạo diễn Phạm Hoàng Nam chỉ đạo nghệ thuật, nghệ sĩ Trần Ly Ly biên đạo múa.

Ý tưởng xuyên suốt trong cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ "Dáng đứng Việt Nam' được gói trong từ khóa "danh tính".

Theo Nhà báo Tạ Bích Loan, người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình, sở dĩ những người thực hiện chương trình chọn từ khóa này là bởi khi những người chiến sĩ hành quân, tất cả họ hòa vào cùng đoàn quân tiến ra tiền tuyến để bảo vệ Tổ quốc. Như Bác Hồ nói, họ đã làm thành một con đê ngăn những đợt lũ xâm lăng. Và khi họ mất đi, có những người có tên trên bảng ghi danh, nhưng cũng có người vô danh, chẳng để lại gì về bản thân. Vậy chúng ta, những thế hệ đi sau, có thể làm gì để tìm lại, ghi nhớ lại những công lao, những đóng góp của các thế hệ những anh hùng đó.

Và chủ đề chính của chương trình cầu truyền hình “Dáng đứng Việt Nam” một lần nữa khẳng định: thế hệ người Việt Nam hôm nay không bao giờ quên những công lao to lớn ấy. Ngọn lửa của lòng yêu nước được hun đúc, truyền lại từ thế hệ cha ông đi trước sẽ được tiếp nối, truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay.

(Theo SGGP)

Các tin khác

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục