Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn tiếp tục được tổ chức

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/9/2017 | 9:20:28 AM

Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy cho biết các ý kiến tại tọa đàm "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn" đều thống nhất cho tiếp tục tổ chức lễ hội này nhưng phải có điều chỉnh phù hợp.

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là "Di sản Văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốc gia”.

Bắt nguồn từ một tục lệ cổ xưa của người dân vùng đất Đồ Sơn, năm 1990, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được phục hồi và liên tục được tổ chức đến nay.

Quá trình phục hồi và tổ chức lễ hội đã đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu đời sống tinh thần của người dân Đồ Sơn và Hải Phòng, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh vùng đất, con người của Đồ Sơn nói riêng, Hải Phòng nói chung.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lễ hội được phục hồi khác trong thời gian vừa qua, việc tổ chức, quản lý Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Sự cố xảy ra ở vòng loại chọi trâu ngày 1/7 vừa qua là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ các nhà quản lý ở Đồ Sơn, Hải Phòng, mà còn ở cả các địa phương khác và trên cả nước.

Tuy nhiên, không thể vì chưa tổ chức tốt mà cấm tổ chức lễ hội chọi trâu. Đây là quan điểm được nhiều nhà khoa học dự tọa đàm "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng” do Bộ VHTT&DL tổ chức ngày 7/9, đồng thuận.

Chủ trì cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết các ý kiến tại tọa đàm đều thống nhất đề nghị tiếp tục tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn nhưng cũng đề nghị phải điều chỉnh lễ hội cho phù hợp.

Cụ thể, trong dịp tổ chức vào ngày 9/8 Đinh Dậu (tức ngày 28/9/2017), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn phải được điều chỉnh quy mô theo hướng thu gọn là không tổ chức vòng đấu loại, giảm số lượng trâu tham gia chọi, chỉ để mỗi phường một trâu tham gia chọi (giới hạn quy mô có 8 cặp đấu).

Thứ trưởng cũng yêu cầu địa phương tuyên truyền, vận động chủ trâu không giết trâu để bán, nếu chưa thực hiện được thì phải có khoanh vùng bán thịt trâu chọi, phải có kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết mức giá, địa điểm bán thịt trâu; tăng cường rà soát, quản lý, khoanh vùng các đối tượng có biểu hiện cờ bạc, cá cược nhân lễ hội…
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục