"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" chính thức có phiên bản tiếng Nhật

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2017 | 10:50:45 AM

Ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ cho biết, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã được chuyển ngữ sang tiếng Nhật và nhà xuất bản Canaria Communications phát hành tại "đất nước Mặt Trời mọc”.

Hình ảnh cuốn
Hình ảnh cuốn "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" (bản dịch tiếng Nhật).

Đây là sáng tác thứ hai của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được dịch sang tiếng Nhật, sau "Mắt biếc” (năm 2003). Cả hai tác phẩm đều do dịch giả Kato Sakae chuyển ngữ.

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2010. Dù vẫn mang vẻ hóm hỉnh và ngọt ngào nhưng "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không còn là một thế giới trong veo, thuần khiết trọn vẹn của tuổi thơ như nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh.

Ở đó, nhà văn kể về thân phận con người trong kiếp sống nhọc nhằn qua lăng kính trẻ thơ. Bối cảnh câu chuyện là một làng quê nghèo với những mảnh đời khiến người đọc không khỏi day dứt: một người mẹ lặn lội theo xe tải đi buôn củi, cốt chỉ để cho mâm cơm của các con có thêm phần cá, thịt; một người cha giả làm vua vì đứa con gái mắc bệnh tâm thần của ông luôn nghĩ mình là công chúa…

Bên cạnh những phút rưng rưng, người đọc sẽ không khỏi bật cười trước những chi tiết ngộ nghĩnh như bức thư tình đầu đời ngây ngô và khờ khạo của thằng cu Thiều… Cứ như vậy, "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ngấm vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Theo dịch giả Kato Sakae, một trong những điểm nổi bật ở sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là tính cách nhân vật được kết hợp với các chi tiết độc đáo, để khi gấp sách lại, chúng vẫn hiện ra trong tâm trí người đọc một cách sinh động, đậm nét.

Đạo diễn Victor Vũ đã chuyển thể "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thành phim. Ngay sau khi mắt vào tháng 10/2015, bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả giới chuyên môn và khán giả, trở thành một hiện tượng nổi bật của điện ảnh Việt Nam trong năm 2015.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục