12 tác phẩm xuất sắc nhận Giải thưởng Văn học sông Mekong

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2018 | 5:39:57 PM

Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trao thưởng cho tác giả đạt Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trao thưởng cho tác giả đạt Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9.

Tham dự sự kiện quan trọng này có 6 đoàn nhà văn đến từ các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được trao tặng cho 12 tác phẩm, chia đều cho 6 quốc gia. Đó là các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, trường ca phản ánh sinh động quan hệ tốt đẹp, tình cảm quốc tế trong sáng của nhân dân các nước trong khu vực.

Mỗi tác phẩm là một đặc sản tâm hồn của tác giả, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình. Đó là những đóng góp mới làm tăng thêm sự bồi đắp tinh thần của dòng Mekong.

Đoàn nhà văn Việt Nam có 2 tác giả được trao thưởng là nhà văn Lê Văn Vọng với tác phẩm "Nhịp cầu," nhà văn Nguyễn Ngọc Mộc với tác phẩm "Người về từ sông Nậm Nơn."

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết cách đây 12 năm, ngày 6/10/2006, theo sáng kiến của Hội Nhà văn Việt Nam, lần đầu tiên Hội nghị những người đứng đầu Hội Nhà văn ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Hội Nhà văn ba nước được thiết lập; Giải thưởng Văn học sông Mekong được thành lập, tổ chức theo hình thức luân phiên tại mỗi quốc gia.

Lễ trao Giải thưởng lần thứ Nhất được tổ chức tháng 10/2017, tại Hà Nội. 15 tác giả của ba quốc gia được trao giải thưởng cho những tác phẩm xuất sắc nhất viết về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, sát cánh bênh nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước sau chiến tranh, đưa tiểu vùng sông Mekong trở thành khu vực của hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển bền vững và thịnh vượng.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, hơn 10 năm qua, từ ba quốc gia ban đầu, đến nay, Giải thưởng đã có sự tham gia của đủ 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Giải thưởng được tổ chức thường niên, số tác phẩm gửi đến tham dự ngày càng nhiều.

Qua 9 lần tổ chức đã có hơn 100 tác phẩm được trao thưởng. Đó là một kho tư liệu phong phú, sống động về cuộc sống, khát vọng của biết bao người quần tụ tại tiểu vùng sông Mekong.

Giải thưởng Văn học sông Mekong góp phần bồi đắp, làm giàu thêm sự giao hảo, thân thiện của những người láng giềng có chung một nguồn nước. Giải đề cao giá trị của các nền văn hóa, làm cho các nền văn hóa xích lại gần nhau. Việc khởi xướng, duy trì giải thưởng là sự kiện chưa từng có trong lịch sử văn hóa của khu vực, chứng tỏ văn học không bị chậm trễ trước kinh tế, ngoại giao, thông tin và du lịch.

Cùng với thời gian, Giải thưởng Văn học sông Mekong đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về sự đoàn kết, hợp tác giữa các nhà văn trong khu vực.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục