Phát động cuộc thi viết về Luật Bình đẳng giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/9/2018 | 4:39:07 PM

Chiều 11/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức lễ phát động cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018.

Phát động cuộc thi viết về Luật Bình đẳng giới.
Phát động cuộc thi viết về Luật Bình đẳng giới.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết cuộc thi viết sẽ góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.
 
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định: Những năm qua, công tác bình đẳng giới ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình được đẩy mạnh với nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, hướng vào nhiều đối tượng khác nhau. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng, định kiến giới, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi, nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội...
 
Tuy nhiên, công tác truyền thông về bình đẳng giới cũng còn nhiều thách thức. Việc tuyên truyền về bình đẳng giới còn chưa được thường xuyên, chỉ tập trung vào một số dịp nhất định. Một số tác phẩm truyền thông vẫn còn định kiến giới. Một số vấn đề có tính chất nhạy cảm giới như bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái thường bị lạm dụng để câu view, gây tác động ngược.
 
Việc phát động cuộc thi viết sẽ góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác truyền thông, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về bình đẳng giới. Đây cũng là dịp ghi nhận, động viên, khen thưởng các phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có các tác phẩm báo chí chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Cuộc thi được phát động từ ngày 11/9 đến hết ngày 30/11/2018. Buổi lễ tổng kết, công bố các tác phẩm đoạt giải dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 12/2018.

Thể lệ cuộc thi được đăng tải trên Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội, Cổng Thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH cùng các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài đều có thể tham gia cuộc thi này.

Các tác giả tham dự Cuộc thi có thể gửi các bài viết văn xuôi được thể hiện dưới hình thức: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, nghiên cứu, hồi ký, bút ký tham dự cuộc thi theo các nội dung: Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phát hiện những tồn tại, bất cập trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp, ý tưởng để bổ sung, hoàn thiện chính sách, thực hiện thành công công tác bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Biểu dương các tổ chức, tập thể, cá nhân làm tốt hoạt động bình đẳng giới; ngăn ngừa, xử lý các vụ việc vi phạm; giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay có hiệu quả cao trong công tác bình đẳng giới.

Tác phẩm dự thi có thể là các bài viết sáng tác mới hoặc đã được đăng tải, phát hành trong thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 25/11/2018 trên sách, báo in, tạp chí, báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi nhiều tác phẩm tham dự cuộc thi.

Các tác giả tham dự thi gửi bản in, file mềm, đường link đến Tạp chí Lao động và Xã hội. Ngoài bì thư/tiêu đề thư ghi rõ:  Bài dự thi viết về bình đẳng giới năm 2018.

Ban tổ chức sẽ lựa chọn và trao giải cho các tác phẩm xuất sắc nhất, bao gồm 1 Giải Nhất (15 triệu đồng) 2 Giải Nhì (mỗi giải 10 triệu đồng); 3 Giải Ba (5 triệu đồng) và 10 Giải khuyến khích (mỗi giải 2 triệu đồng).
 
(Theo Dân Sinh)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục