Người làm báo Yên Bái: Hát mãi tên Người

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/9/2018 | 7:55:18 AM

YBĐT - Tháng 9 này thật đặc biệt với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Nhiều ngày qua, từ thành phố tới nông thôn, từ vùng thấp tới vùng cao của tỉnh, cán bộ và nhân dân các dân tộc ra sức thi đua, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái.

Một hoạt cảnh trong tiết mục hợp xướng “Dấu chân phía trước” của Báo Yên Bái.
Một hoạt cảnh trong tiết mục hợp xướng “Dấu chân phía trước” của Báo Yên Bái.


Hòa trong niềm hân hoan đó, đã ngân lên những lời ngợi ca Bác của những người làm báo tỉnh Yên Bái qua Hội thi Tiếng hát người làm báo với chủ đề "Hát mãi tên Người” do Hội Nhà báo Yên Bái vừa tổ chức thành công sáng qua - 11/9.

Những người làm báo Yên Bái bắt đầu ngày mới không bằng những con chữ, những câu chuyện thời sự nóng hổi hay những câu chuyện thật đời thường ở mỗi miền quê mà họ đã đi qua, họ bắt đầu bằng cảm xúc thật tự hào.
 
Ngay từ sáng sớm, những ca sĩ, diễn viên vốn là những nhà báo, những phóng viên quen với tay máy, tay bút đã có mặt tại Rạp Yên Ninh, thành phố Yên Bái – nơi diễn ra Hội thi để ôn lại bài một chút, hỏi thăm nhau về những tiết mục sẽ tham gia Hội thi.
 
Phóng viên trẻ Hoàng Hương của Cổng Thông tin điện tử tỉnh chia sẻ: "Một cuộc thi thật ý nghĩa. Chúng tôi tự hào được tham gia, được góp lời ca dâng lên Bác. Cảm ơn Người đã soi sáng cho chúng tôi – những người làm báo để luôn giữ được tâm sáng, lòng trong, bút sắc”.
 
Lời phát biểu khai mạc Hội thi rất ngắn gọn của ông Nguyễn Xuân Cảnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Yên Bái khẳng định Hội thi là hoạt động ôn lại lời dạy và tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ với nhân dân Yên Bái và tình cảm của những người con Yên Bái đối với Bác Hồ kính yêu và đặc biệt là tình cảm của những người làm báo Yên Bái với Người.
 
Cũng chính bởi mục đích giản dị như vậy mà Hội thi đã không phải là một cuộc đua tài nữa mà 17 tiết mục là những lời ca, tiếng hát, là niềm hân hoan, là lời hứa sắt son, lòng biết ơn vô hạn của những người làm báo Yên Bái đối với Bác Hồ kính yêu.
 
Mỗi bài hát, mỗi tiết mục đều mang một tình cảm đặc biệt của mỗi người làm báo đối với vị cha già của dân tộc. Thí sinh Trịnh Anh Tuấn đến từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh với bài hát "Tháng Năm nhớ Bác” của nhạc sĩ Thanh Bình. Bằng chất giọng trầm ấm, nội lực và cả lòng biết ơn sâu sắc của anh đã làm xúc động cả hội trường. 

Lời hát "Bác đã hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc mình mãi mãi tự do. Hai cuộc trường chinh chúng con luôn có Bác, tiếp bước cha ông gìn giữ quê hương... Ơi Bác Hồ ơi nhớ Bác nhiều/ Nước non ơn Bác biết bao nhiêu/ Di chúc ân tình Người để lại/ Chúng con ghi nhớ mãi muôn đời” cất lên cả hội trường lặng yên xúc động, lời hát ấy thay lời muốn nói của tất cả những người làm báo.
 
Trong mỗi người lắng nghe đều đuổi theo một cảm xúc khác nhau song luôn khắc ghi và thực hiện lời dạy của Bác, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người góp phần thực hiện tốt vai trò của một chiến sỹ cách mạng trên mặt trận công tác văn hóa tư tưởng.
 
Phóng viên Thu Hiền – Báo Yên Bái xúc động chia sẻ: "Những bài hát về Bác, tôi đã được nghe nhiều, rất nhiều sự kiện, rất nhiều các ca sỹ chuyên và không chuyên, nhưng hôm nay, trong tôi là một cảm xúc thật khác khi được nghe những lời ca ấy từ chính đồng nghiệp của mình, cảm xúc thật khác biệt, nó gần gũi hơn với xúc cảm của mình, lay động hơn rất nhiều”.
 
Âm nhạc vốn có sức lay động lòng người, làm rung cảm những điều ẩn giấu trong trái tim của mỗi con người, khi ca khúc về Bác Hồ cất lên thì triệu triệu trái tim Việt lại rưng rưng nhớ về Người. Và với những người sinh ra trong hòa bình thì càng cảm thấy biết ơn hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do mà nhà báo Anh Hải - Báo Yên Bái chọn ca khúc "Dấu chân  phía trước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Nhà báo Anh Hải chia sẻ: "Từng lời trong bài hát chính là lời mà những thế hệ trẻ hôm nay chúng tôi muốn nói cảm ơn Người”.
 
Được đầu tư kỹ lưỡng, dàn dựng công phu, tiết mục kể lại câu chuyện ra đi tìm đường cứu nước của Bác một cách sống động để lại nhiều cảm xúc với người xem cả về hình ảnh và lời hát.
 
Khi lời hát "Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tầu đi xa/ Để tôi - được là Việt Nam/ Để tôi - mặt trời trước ngực/ Để nghe tim mình thay đổi/ Để người sống tự do... Cho tôi có cả cuộc đời, cho tôi có cả cuộc đời” ngân lên cùng hoạt cảnh trên sân khấu đã thực sự gây xúc động mạnh mẽ cho khán giả.
 
Bác Chu Hào - phường Yên Thịnh chia sẻ: "Nhà báo mà hát như ca sỹ chuyên nghiệp ấy. Múa cũng đẹp. Nhà báo hát về Bác ý nghĩa quá. Cái anh nhà báo hát Dấu chân phía trước hay quá, có cái khác biệt so với ca sỹ chuyên nghiệp, đó là tình cảm của người làm báo trẻ với Bác Hồ. Tôi cảm nhận được!”.
 
Không nằm ngoài dự đoán của khán giả, nhà báo Anh Hải - Báo Yên Bái với tiết mục "Dấu chân phía trước” được trao giải A rất thuyết phục.

Hội thi khép lại với nhiều giải thưởng được trao, song, trên tất cả những lời ca tiếng hát ấy là lời hứa sắt son, lòng biết ơn vô hạn của những người làm báo Yên Bái với Bác Hồ kính yêu.
 
Thanh Ba

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục