Bế mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018: Trao 55 huy chương vàng, 73 huy chương bạc

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/9/2018 | 9:28:18 AM

Tối 19-9, tại rạp hát Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An, Ban tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 đã tổ chức đêm nghệ thuật và trao giải "Tài danh hội tụ”.

Sau nửa tháng diễn ra với những buổi trình diễn liên tục 32 vở cải lương của 25 nhà hát, đoàn nghệ thuật công lập chuyên nghiệp và các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa, liên hoan đã khép lại một sân chơi cải lương đa sắc.

Liên hoan năm nay ghi nhận sự nỗ lực của các đoàn nghệ thuật xã hội hóa, đã đầu tư vào các vở diễn, góp phần làm sinh động sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp truyền thống. Sau liên hoan, một đội ngũ nghệ sĩ trẻ khẳng định được tài năng và sức bật tươi mới trên sân khấu truyền thống.

Ban tổ chức đã trao 6 HCV cho các vở: Chiếc áo thiên nga (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Kiếp tằm (đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh), Hiu hiu gió bấc (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Bão táp một vương triều (Nhà hát Nghệ thuật tổng hợp Đồng Nai), Tổ quốc nơi cuối con đường (Nhà hát Thế Giới Trẻ - Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM) và Cuộc đời của mẹ (Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An).

7 HCB trao cho các vở: Phù Sa đỏ (Đoàn Văn công Quân khu 9), Cánh buồm ngược gió (Nhà hát Tây Đô), Hồn của đá (Công ty TNHH Nguyễn Vĩnh Lộc), Nỗi niềm sau cuộc chiến (Hội Sân khấu Việt Nam - Chi hội Nghệ sĩ sân khấu tỉnh Cà Mau), Những tấm lòng vàng (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Bão dậy trời Long Hưng (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), Người đồng bằng (Đoàn văn công Đồng Tháp).

Ban tổ chức cũng trao 49 huy chương vàng và 66 huy chương bạc cho các cá nhân.

Giải tác giả xuất sắc nhất thuộc về soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên, đạo diễn xuất sắc nhất là NSND Hoàng Quỳnh Mai, nhạc sĩ xuất sắc nhất Minh Tâm, họa sĩ xuất sắc Hồng Vân.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục