Nữ nhà văn gốc Việt được đề cử giải thưởng thay thế Nobel văn học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2018 | 2:34:59 PM

Việc trao giải Nobel Văn học 2018 bị hoãn khiến công chúng yêu văn chương hẫng hụt ít nhiều. Tổ chức New Academy ra đời ngay sau đó đã kịp cứu thua một bàn trông thấy cho Nobel văn học. Trong số 4 tác giả vào vòng chung khảo của giải thay thế Nobel văn học, có tác giả Kim Thúy, người Canada gốc Việt.

Nhà văn Kim Thúy, người Canada gốc Việt
Nhà văn Kim Thúy, người Canada gốc Việt

Trước đó, vào năm 2015, tác giả Kim Thúy gây chú ý khi tiểu thuyết đầu tay "Ru”, kể về hành trình của một cô bé người Việt di cư cùng với gia đình tới Quebec (Canada), giành chiến thắng tại giải thưởng Canada Reads - giải thưởng thường niên do đài CBC, Canada tổ chức nhằm vinh danh những thể nghiệm văn chương và thi ca mới lạ.
 
Cuốn tiểu thuyết ra đời vào năm 2009 nhưng qua thử thách thời gian nhiều năm vẫn được bạn đọc yêu mến. Việc đoạt giải Canada Reads đã mở đường cho Kim Thúy dấn thân vào con đường văn chương. Tiểu thuyết "Ru” được bán bản quyền trên khắp 25 quốc gia, trở thành best- seller ở Pháp và giành thêm nhiều giải thưởng uy tín khác.
 
Đề tài di cư sau đó trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn gốc Việt mà tiểu thuyết "Mãn”, lấy bối cảnh Canada, kể về tình yêu giữa một đầu bếp người Việt và một bếp trưởng đã có gia đình đến từ Pháp là một thí dụ tiêu biểu. Cuốn tiểu thuyết này tiếp tục có một cái tên Việt, tên tác phẩm cũng chính là tên nhân vật chính. Nhân vật Mãn thấp thoáng hình bóng của chính tác giả. Đọc tác phẩm, độc giả bất ngờ khi bắt gặp những câu thơ trong "Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
 
Tới tiểu thuyết "Vi”, xuất bản năm 2016, Kim Thúy tiếp tục khơi nguồn cảm hứng nguồn cội và lưu vong. Tác phẩm viết về một cô gái mạnh mẽ tên Vi với hành trình khám phá bản thân cùng những chuyến đi khắp thế giới. Qua từng hành trình, những cuộc yêu đương,Vi mạnh mẽ hơn, bản năng hơn, bứt ra khỏi những khuôn phép, định kiến. Nhà văn Kim Thúy từng thừa nhận, hình tượng nhân vật Vi là mơ ước, là khao khát của chính bản thân mình.
 
Thành danh ở Canada nhưng tác giả Kim Thúy vẫn thể hiện tình yêu sâu sắc và sự gắn bó bền chặt với quê hương Việt Nam. Việc đặt tên các tác phẩm bằng tiếng Việt, và với ngữ nghĩa gắn với truyền thống văn hóa dân tộc, nội dung đầy ắp ký ức về quê cha đất tổ cho thấy điều đó. Nguồn cội là cảm hứng trở đi trở lại trong văn chương Kim Thúy nhưng tác giả không đơn thuần là kể câu chuyện của chính mình.
kim-thuy-5.jpg
 
Phát huy trí tưởng tượng phong phú và trải nghiệm cuộc sống, nhận thức về xã hội, nữ nhà văn gốc Việt tạo nên những câu chuyện vừa hiện thực, vừa lãng mạn, giàu bản sắc. Ngòi bút tinh tế, mang nét sầu buồn, kết cấu đa chiều lại động chạm đến vấn đề nhập cư nhức nhối đã khiến các tác phẩm của Kim Thúy được bạn đọc quan tâm.
 
Nhờ văn chương của Kim Thúy đã góp thêm một cái nhìn cận cảnh và cảm thông vào đời sống của người Việt nhập cư ở nước ngoài. Cũng nhờ sức mạnh của văn chương, nữ nhà văn gốc Việt muốn thể hiện sự biết ơn với những giá trị tự do và nhân quyền của đời sống mới. Ngoài 3 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: "Ru”, "Mãn” và "Vi”, Kim Thúy cũng có thêm những đầu sách giới thiệu công thức nấu các món ăn truyền thống Việt Nam.
 
Nhà văn Kim Thúy tên thật là Nguyễn An Tịnh, sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Năm lên 10 tuổi, cô cùng gia đình sang định cư ở Canada. Kim Thúy đã tốt nghiệp khoa luật, khoa ngôn ngữ và dịch thuật tại Đại học Montreal. Cô từng làm nhiều nghề, như thợ may, phiên dịch, luật sư, chủ nhà hàng, đầu bếp... Hiện giờ, cô dành trọn thời gian để viết văn. Kim Thúy giành nhiều giải thưởng văn chương uy tín trên thế giới. 

Mới đây, cùng với thiên tài văn chương - Haruki Murakami, tiểu thuyết gia người Anh Neil Gailman, nữ tác giả Maryse Condé, nhà văn Kim Thúy lọt vào đề cử New Academy, giải văn chương mới được lập ra vào đầu tháng 7 sau khi Nobel Văn học 2018 bị hoãn do scandal bê bối tình dục của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

New Academy dự kiến trao giải cùng thời điểm với Nobel Văn học hàng năm, nhưng với quy mô nhỏ và khép kín hơn. Sự kiện trao giải sẽ diễn ra vào ngày 14/10. Nhà văn đoạt giải sẽ nhận được một triệu kronor, tương đương với 112.000 USD.

(Theo phunuvietnam)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục