Khai mạc Hội nghị Di sản Văn hóa phi vật thể châu Á-Thái Bình Dương 2018

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/11/2018 | 2:32:04 PM

Sáng ngày 6/11, tại Thừa Thiên - Huế, đã khai mạc Hội nghị Di sản Văn hóa phi vật thể châu Á-Thái Bình Dương 2018.

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu tham dự.
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu tham dự.

Tham dự Hội nghị có đại diện tổ chức UNESSCO tại Việt Nam; Cục Di sản Văn hóa Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế ; các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và 35 tổ chức phi chính phủ-NGO. 

Đây là hội nghị lần II, sau hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Jeonju, Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc, ông Kwon Huh, Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á-Thái Bình Dương-ICHCAP nhấn mạnh, hội nghị năm  nay được tổ chức theo chủ đề "Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững”. Một lý tưởng toàn cầu hiện nay là phát triển bền vững được chứng minh trong hầu hết các mọi lĩnh vực và đó là mục tiêu chung cho tất cả chúng ta.

Với chủ đề "Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững”, hội nghị là cơ hội để tăng cường trao đổi và hiểu rõ hơn mối quan hệ qua lại giữa Di sản Văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững, nhằm trao quyền cho các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể thông qua những chia sẻ thông tin hữu ích và tăng cường mạng lưới hợp tác phi chính phủ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam, ông Michael Croft khẳng định, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta ở đây đều rất tâm huyết với bảo vệ di sản, bởi đó là một phần của chúng ta. Di sản văn hóa phi vật thể giúp ta biết được nơi ta thuộc về, giúp kết nối chúng ta với quá khứ, hiện tại và tương lai.

PGS, TS Nguyễn  Dung, Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế khẳng định, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), triều Nguyễn đã để lại cho người Việt Nam những di sản văn hóa, lịch sử khổng lồ và hết sức đa dạng. Huế, với tư cách là kinh đô của triều đại đã được thừa hưởng rất nhiều từ các di sản vô giá này và đã sở hữu 5 danh hiệu Di sản thế giới và đồng sở hữu 2 Di sản thế giới khác.

Thông qua Hội nghị này, tỉnh Thừa Thiên - Huế hy vọng sẽ tìm ra những giải pháp để bảo vệ một cách  hiệu quả những di sản văn hóa phi vật thể của chúng ta, phát huy bằng sức mạnh và trách nhiệm của từng người dân, của cộng đồng, của cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp…. để cùng xây dựng hệ thống bảo vệ di sản văn hóa, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên từng phương diện xã hội dựa vào sức mạnh của cộng đồng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nhấn mạnh: "Việc lựa chọn tổ chức Hội nghị Di sản Văn hóa phi vật thể Châu Á-Thái Bình Dương 2018 tại thành phố Huế nhân kỷ niệm 15 năm Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESSCO công nhận là điều hết sức có ý nghĩa, hội nghị này sẽ giúp cố đô Huế bằng những đánh giá chính xác, khách quan, từ đó đưa ra các chính sách và hướng phát triển bền vững cho các di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian tới, trong đó có Nhã nhạc, là cơ hội để mở rộng hợp tác, quảng bá, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Huế, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững di sản văn hóa và du lịch Thừa Thiên - Huế.

Sau phần khai mạc, Hội nghị sẽ tiến hành thảo luận về vai trò của NGO đối với bảo tồn di sản phi vật thể; giáo dục di sản văn hóa phi vật thể vì phát triển bền vững; Bảo tồn di sản phi vật thể và phát triển cộng đồng; Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể…

Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 8/11.

(Theo daidoanket.vn)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục