Lễ hội Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya mang đậm bản sắc Tây Nguyên

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/11/2018 | 8:33:51 AM

Tối 10/11, Lễ hội Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya chính thức được khai mạc tại làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ.
Sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ.

Đến với Lễ hội Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm nay, ngoài việc được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với sắc vàng rực của những dải hoa dã quỳ đua nhau nở rộ, du khách còn được trải nghiệm những hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thể thao, ẩm thực và quảng bá du lịch mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đất Tây Nguyên. 

Với những du khách thích khám phá thì đây cũng chính là cơ hội để tìm hiểu các phong tục, các lễ hội truyền thống như lễ mừng lúa mới, biểu diễn cồng chiêng, nghệ thuật đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng, chế tác nhạc cụ dân tộc...

Lễ hội Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những điểm đến được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận đứng thứ nhất trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Gia Lai. Hoa dã quỳ có sức sống mãnh liệt và là biểu tượng đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên; mỗi mùa hoa nở cũng chính là thời điểm báo hiệu mùa khô đã đến.

Nằm trong khuôn khổ Festival cồng chiêng, Lễ hội Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá danh lam thắng cảnh của Gia Lai đến với đông đảo du khách, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/11.
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục