Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/12/2018 | 8:37:55 AM

Ngày 7/12, tại cung Trúc Lâm (Trung tâm Lễ hội Yên Tử, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Ðại lễ tưởng niệm lần thứ 710 Ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2018) và khánh thành giai đoạn I cung Trúc Lâm Yên Tử.

Các nghi thức tại buổi lễ.
Các nghi thức tại buổi lễ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cùng các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hàng nghìn tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đã tham dự Đại lễ.

Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Bên cạnh các nghi thức tưởng niệm, dâng hương, các đại biểu cùng hàng nghìn tăng ni phật tử đã cùng nhau ôn lại sự nghiệp và tôn vinh công đức to lớn của vị vua anh hùng - Ðức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), người đã trực tiếp hai lần lãnh đạo quân dân Ðại Việt thời nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên và được sử sách ca ngợi là một bậc minh quân kỳ tài, có nhiều đóng góp quan trọng xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực. 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam nhấn mạnh, Ðại lễ tưởng niệm 710 năm Ngày Ðức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là dịp để bày tỏ lòng kính ngưỡng vị minh quân kỳ tài gắn liền với thời kỳ huy hoàng của đất nước ta. 

Những giá trị tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông tiếp tục được phát huy trong thời đại mới, là nhân tố quan trọng để khơi dậy truyền thống yêu nước trong lòng dân tộc.

Đại lễ tưởng niệm 710 năm Đức Vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là sự kiện trọng đại, là ngày hội của phật tử cả nước khẳng định phương châm Đạo pháp đồng hành cùng Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội văn minh no ấm. 

Sau Đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông đã diễn ra Lễ cắt băng khánh thành giai đoạn 1 cung Trúc Lâm Yên Tử. 

Đây là dự án trọng điểm tại Khu di tích danh thắng Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, tổng kinh phí thực hiện hơn 200 tỷ đồng từ nguồn công đức và xã hội hóa. 

Việc đưa cung Trúc Lâm Yên Tử đi vào hoạt động không những đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, khách hành hương, mà còn góp phần tôn tạo danh sơn Yên Tử trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh và cả nước.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục